Bùi Quý
Biểu thị lòng yêu nước bằng biểu tình ở
Việt Nam giống như ngọn lửa bùng lên rồi tắt, và là phản ứng bộc lộ
cảm xúc của một thời khắc, thời điểm bị ức chế về tâm lý cần phải bung
ra để giải tỏa.
Hơn lúc nào hết, biểu tình không phải và không thể là động lực chủ
đạo để Việt Nam không bị chèn ép hay nằm chiếu dưới như trong tình hình
Biển Đông hiện nay.Khi những cuộc biểu tình không còn, người ta trở về với thực tại, một thực tại phũ phàng là sau mỗi bữa ăn chúng ta lại dùng tăm xỉa răng nhập khẩu; chiếc khăn tắm sử dụng hàng ngày hay bộ quần áo mặc đến công sở cho đến quả trứng làm tăng chất dinh dưỡng đều phải dùng đến ngoại tệ để mua mà chất lượng chưa chắc đã bảo đảm.
Việc phải bỏ ngoại tệ để mua những thứ hàng có thể sản xuất được bằng thủ công ấy khiến người ta dễ bị thui chột về tinh thần tự cường ngay từ những ý thức đầu tiên.
Bị dồn đến cùng
Giả sử, nếu Trung Quốc và Việt Nam hoán đổi sức mạnh, vị thế cho nhau thì hẳn Việt Nam không bị người anh em thỉnh thoảng lại “bạt tai đá đít”.
Điểm xuất phát của hai quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa không chênh nhau nhiều, nhưng hiện Trung Quốc đã có thể hiên ngang với thế giới về công nghiệp quốc phòng, trình độ công nghệ đã ở mức cao còn Việt Nam vẫn ở mức thấp.
Sự tiến bộ đó là khát vọng lẫn tham vọng vươn tới không ngừng.
Việt Nam thiếu điều đó hay ít ra thiếu sức phát huy nội lực đủ mạnh để mọi cán cân không nghiêng hẳn về phía Trung Quốc như hiện nay.
Suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam chỉ chống trả Trung Quốc khi không còn đường lui, khi bị dồn đến tận cùng của sự sống.
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung đều là những anh hùng dân tộc, nhưng họ chỉ nổi danh ở việc đánh giặc chống ngoại xâm.
Những vị vua như Trần Nhân Tông, Lê Thái Tổ chỉ đủ sức làm cho ngoại bang chấm dứt một cuộc chiến xâm lược chứ họ không đủ sức hay không có tham vọng làm cho dân tộc lớn mạnh để ít nhất không bị bắt nạt chứ chưa nói đến bị xâm lược.
“Việt Nam chỉ chống trả Trung Quốc khi không còn đường lui“
Vì thế sự “yêu hòa bình” của Việt Nam sẽ được nhìn ở khía cạnh “bất cập” khi dân tộc Việt không thể yêu hòa bình ở tư thế cao hơn dù chỉ một chút.
Sự chịu đựng, nhẫn nhịn quá mức hay sự “yêu hòa bình” của kẻ yếu tồn tại quá lâu như đã trở thành phản xạ cầu yên.
Ít nhất lúc này, lịch sử sẽ hấp dẫn hơn nếu xuất hiện những người như Lê Duẩn, người đủ bản lĩnh và cứng rắn để trị nội, cứng ngoại, dám đương đầu. Có thể đau một lần còn hơn đau mãi mãi.
Bài thể hiện quan điểm riêng của bạn Bùi Quý từ Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét