Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam hôm 26/5. -Ảnh chụp từ video clip
Nhà nước Việt Nam khuyến khích ngư dân bằng mọi giá ra khơi để khẳng
định chủ quyền trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt ngay cả sau khi mà
Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD-981 từ ngày 2 tháng Năm, rồi vụ một
tàu cá Đà Nẵng bị đâm chìm gần khu vực giàn khoan.
Luôn bị xua đuổi
Thanh Trúc liên lạc với một số ngư dân vừa trở về, thuật lại cảnh ngộ của họ trên biển cả: “Tàu đi ngày 11, cách Hoàng Sa khoảng 100 lý, đó là vùng của Việt
Nam làm. Tàu đi lúc nào cũng có đồng đội thì nói chung là lúc nào cũng
bị xua đuổi miết, phun nước xong rồi chạy đến thật sát. Nói chung mình
tàu gỗ thì thấy tàu sắt mình cũng phải sợ, khi bọn chúng đến thì mình bỏ
mình chạy để tránh né chứ mình tàu gỗ so với tàu sắt thì ngư dân Việt
Nam mình thua nhiều.”
Đó là lời anh Trương Văn Nên, mà chiếc tàu cá ĐN9005 do anh làm thuyền
trưởng, phát xuất theo đội tàu 5 chiếc ngày 11 tháng Năm từ bãi Thanh
Khê, Đà Nẵng, bị tàu Trung Quốc xịt nước rồi đâm hỏng, vừa trở về bờ
ngày 4 tây tháng 6 vừa qua: “Thiệt hại một chiếc, tông là 4 chiếc, tông từ đằng sau tông tới
thì nói chung thứ nhất là hở be, nói chung gỗ đóng tàu gọi là be, từ đó
coi như là bị nước vào.”
Tuy bị tông như vậy nhưng so với các thuyền bạn thì tàu cá của anh Trương Văn Nên được coi là chỉ bị hư hại nhẹ:
Mình tàu gỗ thì thấy tàu sắt mình cũng
phải sợ, khi bọn chúng đến thì mình bỏ mình chạy để tránh né chứ mình
tàu gỗ so với tàu sắt thì ngư dân Việt Nam mình thua nhiều.
-Anh Trương Văn Nên
“Tông mà ví dụ như hắn sơ sơ thì mình còn làm lại được, còn nếu mà
hắn tông nặng quá thì cũng nhờ đồng đội kêu cứu để dắt vào. Nói chung
cũng bị 40%, bởi vì nếu phần trên chưa đến cái mực nước ngoài biển thì
không vô nước bao nhiêu. Bị gãy diền hay be nói chung là ở cái phần
trên.”
Dẫu sao, vẫn lời anh Trương Văn Nên, ngày nào tàu Trung Quốc còn tiếp
tục hung hăng tấn công vào tàu cá Việt Nam thì ngày đó mối nguy chết
người vẫn chực chờ trong lúc vợ con gia đình ngư dân lâm cảnh thiếu
thốn: “Trung Quốc đem những cái tàu rất là to, đằng sau có đằng trước
có. Mỗi lần nó tông thì coi như là chìm, nó rượt đuổi thì mình phải bỏ
chạy nhưng mà chạy theo công suất của tàu Việt Nam mà tàu gỗ ngư dân thì
coi như chạy không lại tàu Trung Quốc. Nhà nước họ đến hỏi thăm, còn nhiệm vụ của mình thì mình phải đi
làm. Thứ nhất là lo gạo cơm cho 12 thuyền viên ở trên tàu, mình là
thuyền trưởng nữa là 13. Cho nên phải ra phải cố gắng đánh bắt, nhưng mà
gặp bọn Trung Quốc xua đuổi quá, mỗi lần nó đến dí coi như là lưới chài
kéo không kịp coi như mất đủ loại hết, thuyền viên trong tàu mình thì
vợ con cũng đói khát. Cho nên nhiều lúc về cũng kêu gọi nhà nước làm thế
nào cho bà con ngư dân ra làm chứ còn tàu gỗ chống với tàu Trung Quốc
thì không được rồi.”
Cũng ra khơi ngày 11 tháng Năm từ bãi biển Thanh Khê nhưng ở một điểm
xuất phát xa hơn, trở về ngày 3 tháng Sáu vừa rồi, tàu cá ĐN90175 của
thuyền trưởng Trương Văn Hay hai lần bị tàu Trung Quốc đâm vào: “Khoảng ngày 15 thì anh đi ra cách đảo Tri Tôn về hướng Nam khoảng
25 lý. Ngày 15 chiều, hồi 6 giờ, đang thả lưới thì một tiếng đồng hồ
sau anh phát hiện có một số tàu Trung Quốc đang chạy xuống.
Tàu cá Việt Nam bị chìm ngay sau khi tàu TQ đâm hôm 26/5/2014. Hình chụp từ video.
Thấy tàu Trung Quốc ngày càng tiến gần và linh cảm có điều không ổn, thuyền trưởng Trương Văn Hay bảo thuyền viên thu lưới lên: “Gỡ lưới xong cái là anh lên ga anh chạy. Chạy một đoạn là nó dí
theo khoảng 6 chiếc. Thấy không ổn bắt đầu anh tăng tốc thì cái tàu
71075 anh còn nhớ nó lao thẳng nó đâm va vào tàu anh làm hư hỏng nặng.”
Tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay bị gãy đuôi lái và sập ca bin: “Nước tràn vào mà cái phần be trên mức nước khoảng 2 mét là nó vỡ
ra, anh em hơi mất tinh thần thì bắt đầu anh lên tốc độ anh chạy về phía
Tây Nam một đoạn xa nữa, bắt đầu anh dừng máy lại, nói anh em chịu khó
nhảy xuống biển để mình khắc phục lại. Mình lấy gỗ lấy vải mình xảm vào,
xong mình lấy tranh và móp mình đóng mình trám lại hết, coi như trám
ngoài và đóng đinh hết toàn bộ toàn bộ thì mới cầm được.”
Sau đó, thuyền trưởng và thuyền viên quyết định ở lại đánh bắt cá với
hy vọng có thể bù vào chỗ phí tổn sữa chiếc tàu bị hư hỏng khi về bờ.
Năm ngày sau tàu lại bị tấn công lần hai: “Đến ngày 20 tháng Năm, khoảng 14 giờ chiều, có một tàu vỏ thép
Trung Quốc, tàu vỏ thép lớn đó, lao xuống xua đuổi tấn công mạnh luôn.
Bị tấn công thì anh ra tốc độ hai máy anh chạy mà không kịp. Nó lao
thẳng nó đâm tiếp vào mình là ngày 20 đó. Thế là anh em mới la làng lên,
họ nói “quẹo phải, quẹo phải”. Nhờ sự khôn khéo và mưu trí của anh em
thủy thủ nên anh quẹo phải một cái là lách được, hai tàu sát nhau coi
như 30 centimét thì nó dừng lại. Thế là anh quẹo phải anh chạy xa cái
đảo Tri Tôn 40 lý, anh làm để kiếm tổn rồi anh vô đất liền chiều ngày 3
rồi.”
Sự hung hăng thô bạo của tàu TQ
Đối với các ngư dân của Lý Sơn, Thanh Khê, những vụ tấn công của tàu
vỏ thép Trung Quốc, ba bốn chiếc bao vây truy đuổi một chiếc tàu cá đơn
lẻ của Việt Nam, là những màn săn bắt đứng tim trên biển. Vẫn lời thuyền
trưởng Trương Văn Hay: “Khủng khiếp quá, cái sự hung hăng thô bạo của nó ghê quá, nó làm
cho mình chìm luôn, cố ý đâm cho mình chết nhưng mà anh đẩy tốc độ ra
anh lách được, cho nên nó bể phần trên thôi và bể thêm trên ca bin nữa,
còn tầng dưới mình cố gắng khắc phục để mình ở lại bám biển và kiếm phí
tổn, nếu chạy vào thì lỗ tổn nặng.”
Khủng khiếp quá, cái sự hung hăng thô bạo của nó ghê quá, nó làm cho mình chìm luôn, cố ý đâm cho mình chết.
-Trương Văn Hay
Được hỏi có bao nhiêu tàu Trung Quốc tại khu vực gần đảo Tri Tôn của
Hoàng Sa, nơi tàu cá của anh bị tàu Trung Quốc đâm vào, thuyền trưởng
Trương Văn Hay cho biết: “Sáu mươi chiếc, chưa tính đến tàu chiến và tàu kiểm ngư của nó
nữa, nó đi tuần tra rất là nhiều. Lớn lắm, tàu này anh nghĩ không phải
tàu tư nhân mà là tàu nhà nước đóng cho dân hắn đi, giả dạng ra để va
chạm bọn anh đây. Tàu đó không có lưới, không có ngư cụ trên tàu mà.”
Khẳng định vùng biển nơi mà tàu cá mình bị tàu Trung Quốc đâm chính
là ngư trường truyền thống của người Việt Nam, thuyền trưởng Trương Văn
Hay dứt khoát là ngư dân Việt Nam phải trở ra đó hoạt động trong mọi lúc
có thể: “Vùng biển đó cách đảo Lý Sơn khoảng 120 lý, cách Đà Nẵng cỡ 150
lý chớ mấy. Đà Nẵng và Lý Sơn là vùng truyền thống mà ngư dân bọn anh
luôn hoạt động khai thác mà. Nghĩa là nó đang tranh chấp giàn khoan gần
chổ đó, nó vây gần ghê lắm, nó đưa tàu đông ghê lắm, nó bày tỏ cái thái
độ hung bạo, nó ỷ tàu sắt to nó đâm hiên ngang. Vô nhân đạo lắm, nó tông
bễ tàu, chìm tàu, người chết mà nó vẫn bỏ chạy bình thường nó đâu có
cứu người đâu.”
Còn lực lượng những đội tàu cá bên phía ngư dân Việt cũng đông đảo không kém: “Tàu Đà Nẵng mình cũng đông, tàu Lý Sơn Quảng Ngãi mình cũng có,
hoạt động gần gần cách đó 5 lý, 10 lý. Ngư trường đó là của bà con khai
thác từ xưa đến nay quanh đảo Hoàng Sa mà cha mẹ ông bà để lại. Ác cái
là cứ tới ngày mùa tháng mùa là những đàn cá chung quanh cái đảo chung
quanh cách hai ba chục lý là nó nhiều, cho nên bà con theo đuổi cái đàn
cá nớ để làm kiếm sống.”
Cũng như tàu cá bị nạn của thuyền trưởng Trương Văn Nên, tàu cá của
thuyền trưởng Trương Văn Hay chưa được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền
địa phương.
Trong lúc chờ đợi tàu được sửa chữa lại để tiếp tục ra khơi bám biển,
thuyền trưởng Trương Văn Hay nói anh đã kiến nghị chính quyền địa
phương hỗ trợ cho ngư dân khắc phục tàu bị hư hại, đồng thời giúp thêm
cho sinh hoạt gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn vì bị tàu Trung
Quốc cản trở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét