Danquyen
Nguyễn Gia Hảo
Dân Quyền: đây là một bài viết từ 4 năm trước (2010) thế nhưng vẫn còn tính thời sự, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trong quan hệ quốc tế, quan hệ nước nọ với nước kia, để hình tượng
hóa, nhiều khi người ta lấy các con vật ra để so sánh. Nước Canada lớn
về đất đai, mạnh về kinh tế… là vậy, ấy thế mà trong quan hệ với Mỹ,
người ta ví như chuột với voi. Vấn đề cơ bản là làm sao cho cả chuột với
voi cùng tồn tại, biết khai thác cái gì chuột có mà voi cần và ngược
lại để sao cho voi thấy cũng cần có chuột sống bên mình, chuột và voi
cũng vậy, không dọn ổ đi nơi khác, mà có dọn cũng chẳng được, nên chuột
phải kết thân với những hổ, báo, và các loài khác có thế mạnh mà voi
cũng đang cần để voi phải kiềng.
Chuyên dân gian của ta cũng từng so sánh giữa voi với khỉ và giữa kiến với voi. Kiến bé như vậy nhưng một khi chui được vào tai voi mà cắn thì voi cứ việc thét rống lên và chịu cho tới khi kiến nhả ra mà vẫn bị đau âm ỷ khi nọc vẫn chưa tan; cho dù trước khi ăn voi có rũ lá cho sạch, nhưng chẳng may còn vài ba con kiến sót lại lọt được vào dạ dầy của voi mà đốt, dạ dầy voi như bị cào xé, voi có nhảy tưng tưng cũng không qua khỏi cơn đau; hàng ngày voi vẫn tranh hoa quả với khỉ, nhưng lúc này voi ngoan ngoãn nhường hết cho khỉ vì chỉ có khỉ nhẩy lên lưng voi đấm nhè nhẹ thì voi mới qua khỏi cơn đau.
Chuyên dân gian của ta cũng từng so sánh giữa voi với khỉ và giữa kiến với voi. Kiến bé như vậy nhưng một khi chui được vào tai voi mà cắn thì voi cứ việc thét rống lên và chịu cho tới khi kiến nhả ra mà vẫn bị đau âm ỷ khi nọc vẫn chưa tan; cho dù trước khi ăn voi có rũ lá cho sạch, nhưng chẳng may còn vài ba con kiến sót lại lọt được vào dạ dầy của voi mà đốt, dạ dầy voi như bị cào xé, voi có nhảy tưng tưng cũng không qua khỏi cơn đau; hàng ngày voi vẫn tranh hoa quả với khỉ, nhưng lúc này voi ngoan ngoãn nhường hết cho khỉ vì chỉ có khỉ nhẩy lên lưng voi đấm nhè nhẹ thì voi mới qua khỏi cơn đau.
Trong quan hệ đối ngoại, chắc cũng cần phải khảo cứu thái độ ứng xử
của các loài vật nhỏ bé đang tồn tại bên cạnh những loài khổng lồ, loài
bé cần kết bạn với nhiều bên để loài lớn nào cũng phải kính nể, biết
khai thác cái mạnh của mình để kẻ khác phải coi chừng và còn trông chờ
khi gặp nạn; các nước bé cũng cần liên kết lại với nhau, có như vậy thế
giới này mới có thể tồn tại trong hòa bình và ổn định được.
Và muốn thế, nước bé, hiểu thân phận của mình, nhưng không thể thể
quên cái thế mạnh vốn có hay thừa hưởng từ lịch sử lập nước để khỏi phải
khúm núm, tự ty trước nước lớn mà ngược lại càng cần phải duy trì và
phát huy thế mạnh của mình, cần phải nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc,
biến cái yếu của đối phương thành cái mạnh của mình…, có như vậy mới có
thể khôn ngoan trong ứng xử./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét