Danviet
Thực hiện
Hiếm có dân tộc nào trên thế
giới kiên trì phá đèo, đục núi, vượt suối, ngăn sông – mà lại ở xứ người
– như Trung Quốc, bất chấp những tổn thất to lớn về sinh mạng do tai
nạn, bệnh tật, rừng thiêng nước độc, hổ vồ rắn cắn để thực hiện ý đồ
bành trướng.
Chiến lược “giúp làm đường” Vì
Trung Quốc cần có những đường thông ra bốn phía để khi cần cơ động lực
lượng được nhanh chóng, và nhờ thủ đoạn này mà lãnh thổ Trung Quốc qua
nhiều thời đại được mở rộng về các hướng. Chính sách của Trung Quốc là
chủ động đề nghị các nước cho Trung Quốc “giúp” làm đường. Trong quá
trình làm đường, ngoài việc tạo điều kiện mở thông Trung Quốc ra nước
ngoài, thu lợi ích kinh tế, còn nhằm điều tra địa hình, thăm dò địa chất
và ăn cắp tài nguyên, cài cắm dân, xây dựng cơ sở vào dân bản địa, nắm
nước chủ nhà rồi từng bước khống chế theo lợi ích chính trị của Trung
Quốc.
Năm 1957, Trung Quốc làm con đường giữa
Tân Cương và Tây Tạng đi qua phần đất mà Trung Quốc vẽ bản đồ lấn của Ấn
Độ. Năm 1961, Trung Quốc giúp Nepal làm một con đường từ Tây Tạng đến
thủ đô Kathmandu. Cùng thời gian, Trung Quốc thiết lập quan hệ đại sứ
giữa hai nước để tìm cách tách Nepal ra khỏi ảnh hưởng của Ấn Độ.
Năm 1959, Trung Quốc khởi công và sau 20
năm hoàn thành con đường Karakoram là tuyến đường nằm ở độ cao nhất trên
thế giới. Con đường dài gần 1.300km, nối Khu tự trị dân tộc Duy Ngô
Nhĩ, Tân Cương ở phía Tây Trung Quốc với khu vực Pakhtunkhwa từ đó tới
thủ đô Islamabad của Pakistan. Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng con
đường Karakoram lên 2 làn, thậm chí một số nơi lên tới 4 làn đường để
“hành trình từ biên giới Trung Quốc tới Islamabad giảm từ 30 xuống còn
20 tiếng”.
Tuyến đường này có thể giúp Trung Quốc
xuất khẩu thêm hàng hóa tới Pakistan, qua cảng Karachi và tỏa đi khắp
thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ lo ngại sau khi mở rộng đường Karakoram,
Trung Quốc sẽ có thể chuyên chở xe tăng và những thiết bị quân sự hạng
nặng khác tới Ấn Độ Dương.
Năm 1977, Trung Quốc giao Pôn Pốt thuyết
phục Lào nhận để Trung Quốc xây dựng đường sắt từ Vân Nam đi cảng Công
Pông Xom, qua Lào. Bí thư Quân ủy Trung ương Trung Quốc Cảnh Tiêu từng
nói: “Nhìn qua bản đồ là chúng ta có thể hiểu rằng con đường bộ thuận
tiện nhất để viện trợ vật chất tới Campuchia sẽ là một con đường chạy
qua lãnh thổ Lào”.
Đến nay, Trung Quốc đã giúp Lào xây dựng
được 13 tuyến vận tải quốc tế nối Trung Quốc-Lào, ASEAN; hỗ trợ Lào xây
dựng cầu bắc qua sông Me kong; triển khai dự án xây dựng và nâng cấp các
sân bay quốc tế Luông Pra-bang, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng; lập kế hoạch
xây dựng tuyến đường sắt cao tốc…
Các con đường của Trung Quốc còn dẫn đến
châu Phi. Trong những năm 1970, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn
về kinh tế, Trung Quốc vẫn hỗ trợ Tanzania và Zambia xây dựng tuyến
đường sắt dài 1.860 km. Hiện nay, các nhà thầu Trung Quốc có mặt ở hầu
hết các dự án giao thông ở Lục địa Đen, từ Guinee tới Ethiopia, từ đường
cao tốc Belet Uen – Burao tại Somali tới cảng nước sâu ở Mauritania và
kênh đào Mashta al Anad – Ben Jarw tại Tunisia… Dù là đường bộ, đường
sắt hay cảng biển, Trung Quốc đang xây dựng trên khắp thế giới với quy
mô lớn. Nhưng đằng sau “món quà” của người bạn “tốt bụng” là một chiến
lược, một âm mưu đen tối.
Mưu đồ từ viện trợ, đầu tư
Ngày nay, trước bối cảnh tình hình mới,
Trung Quốc đang chuyển hướng viện trợ, đầu tư sang các nước châu Phi, Mỹ
La-tinh, qua đó theo đuổi 4 yêu cầu chiến lược: Giành quyền tiếp cận
các nguồn tài nguyên; tăng cường ảnh hưởng chính trị; phát triển thị
trường cho người lao động Trung Quốc; giành quyền tiếp cận các thị
trường mới. Trung Quốc cũng đã mua đứt hoặc thuê dài hạn hàng triệu ha
đất của các nước châu Phi, Mỹ La-tinh. Với chiến lược trên, Trung Quốc
đang là người thu được nhiều lợi ích hơn là bản thân chủ nhà.
Các dự án do Trung Quốc cung cấp tài
chính và vận hành thường sử dụng lao động phổ thông người Trung Quốc
(tới 70 – 80%, trong khi các công ty phương Tây dựa chủ yếu vào lao động
địa phương). Các đoàn công nhân đông đảo từ Trung Quốc là nguyên nhân
chủ yếu làm cho người dân bản địa không còn việc làm. Ngoài ra, lũ lượt
những người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp (nhưng được Chính quyền
Trung Quốc khuyến khích và bảo hộ) đã làm hoen ố hình ảnh của Trung
Quốc. Họ làm ăn dối trá, lừa đảo, ăn cắp vặt. Họ lấy vợ người bản xứ rồi
tính ở lì, không về nước nữa, gây ra những phiền toái không nhỏ cho cả
chính quyền và dân chúng nước sở tại.
Người ta khó có thể hy vọng các công ty
Trung Quốc tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn
lao động. Nhiều công ty Trung Quốc phớt lờ luật pháp nước sở tại như
không ký hợp đồng lao động, xù tiền bảo hiểm, trốn và lậu thuế, trả tiền
công thấp hơn mức lương tối thiểu, buộc người lao động làm thêm trong
ngày nghỉ. Văn phòng các công ty của Trung Quốc thường đơn giản, nhếch
nhác. Chính điều này đang tạo ra ấn tượng không tốt rằng tất cả người
Trung Quốc là cẩu thả và luộm thuộm.
Cùng với chủ nghĩa nước lớn đại Hán và
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền là một “đặc
sản” của Trung Quốc, đã ăn vào máu thịt của giới cầm quyền Trung Quốc từ
đời này sang đời khác. Ngày nay, được hỗ trợ bởi tiềm lực kinh tế ngày
càng mạnh, chủ nghĩa bá quyền được Bắc Kinh thực hiện ngày một trắng
trợn, ngạo mạn, hung hăng. Tuy nhiên, trong quá khứ, sự bành trướng của
Trung Quốc từng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của các nước lân bang.
Và thế giới ngày nay cũng đã đổi khác: Không ai có quyền và có khả năng
áp đặt bất cứ thứ gì với một dân tộc khác; cũng không quốc gia dân tộc
nào chịu để một nước khác tước đoạt lợi ích của dân tộc mình. Trung Quốc
hãy cư xử khác đi, hãy chân thành hơn, minh bạch hơn, cho xứng tầm của
một cường quốc, xứng đáng với một trong những nền văn minh vĩ đại nhất
của nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét