“Suy ngẫm từ lịch sử nước Nhật, tôi cho rằng nước mạnh phải luôn gắn liền với dân chủ và dân sinh. Một quốc gia mạnh thực sự phải là quốc gia bảo vệ được chủ quyền, đảm bảo cho người dân có cuộc sống hạnh phúc và được quốc tế tôn trọng.”*** Ở đâu mới nói đến cái chuyện DÂN CHỦ,DÂN SINH , chớ ở CHXHCNVN thì Dân chủ gấp vạn gấp triệu lần các Quốc gia khác- Còn Dân Sinh thì hạnh phúc nhất thế giới- Không lẽ những quan chức lãnh đạo CHXHCN VN nói tầm phào à.Thứ nữa, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, cái này phải hiểu chủ quyền theo định hướng XHCN chớ, ĐCS VN dẫn dắt cả nước riến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên thiên đường CS , và yêu nước là phải yêu tổ quốc XHCN , mà tổ quốc XHCN là Thế Giới Đại Đồng không biên cương quốc gia lãnh thổ – Thì rõ ràng hiện nay cùng Trung cộng anh em, đồng chí, cùng chung một hệ… đang bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN một cách mạnh mẽ, và Trung cộng đã đưa cái giàn khoan vĩ đại nhất xuống Hoàng sa (ý lộn ,Tây sa chớ ) kéo hàng trăm tàu cùng máy bay xuống để khảo sát thăm dò tìm tài nguyên của chung là để phục vụ cho tổ quốc XHCN và ngăn chận bọn Tư bản giãy chết cầm đầu bới ĐQ Mỹ.Đấy, các Trí thức Người VN ta cứ bảo chống Trung cộng ăn cướp đất nước ta, phải Thoát Trung ,Thoát cọng gì gì đó mà không chịu lưu ý cái Quốc hiệu (thế giới đại đồng) khẳng định (đảng CS bảo là nhân dân đồng thuận) là Cọng sản, mà Cọng sản thì mục tiêu tiến tới là gì ai cũng biết dù ít học- Một điều nữa là trong tiếng chữ Việt có chữ ĐỒNG BÀO từ xưa, nhưng những người CS không bao giờ dùng( chỉ ông HCM nói có 1 lần) , mà luôn luôn dùng chữ NHÂN DÂN, là vì dùng đồng bào (ai cũng hiểu nghĩa) mai kia lên thiên đường CS làm sao gọi, nó quen đi cho chết à, còn gọi nhân dân rất hợp, đâu không là nhân dân, nhân dân chỉ có nghĩa là người dân, chớ không lẽ người VN mà gọi người Trung cộng là đồng bào ( tôi không nói đến người Dân Trung hoa , dù rằng chữ Trung hoa nhiều người trên thế giới kỳ thị , họ vẫn bị cai trị khắc nghiệt bới nhà cầm quyền Bắc kinh)
Báo Bắc giang
Câu chuyện được bắt đầu từ những thảo luận
trên Facebook về tình hình Biển Đông và thế nước trước hiểm hoạ lệ
thuộc. Nguyễn Quốc Vương, một nhà giáo trẻ, đã tiếp tục cuộc trao đổi đó
bằng email. Nước Nhật, được Vương dẫn giải không chỉ vì đó là nơi Vương
đang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục lịch sử – mà còn bằng
cảm hứng mạnh mẽ từ Thoát Á luận.
Đối
mặt với một đối thủ không cân sức như Trung Quốc, nhiều ý kiến đề cập
đến yêu cầu phải làm cho nước mạnh. Mạnh, thường được nghĩ ngay đến khả
năng về kinh tế, quân sự… của đất nước. Là một người dạy sử, theo ông,
liệu có cách tiếp cận nào khác không để nói về sức mạnh của một nước?
Đây
có lẽ là cách hiểu thông thường và phổ biến nhất. Cách tiếp cận đó cũng
hợp lý nhưng có lẽ trong thời đại toàn cầu hoá, khi thế giới dường như
nhỏ lại và khoảng cách về không gian không còn nhiều trở ngại, chúng ta
nên tiếp cận rộng hơn, toàn diện và đa chiều hơn. Một nước mạnh có lẽ
không chỉ nên nhìn ở bình diện kinh tế, quân sự. Nước mạnh phải gắn với
dân và những giá trị phổ quát của thế giới. Nước mạnh nhưng dân không
giàu, không được sống cuộc sống phong phú và hạnh phúc thì sao? Nước
mạnh nhưng cộng đồng quốc tế không tôn trọng và ủng hộ thì sao?
Câu
hỏi này cũng làm tôi liên tưởng đến nước Nhật. Nước Nhật từ thời Minh
Trị cho đến khi bại trận năm 1945 là một nước rất mạnh về quân sự và
kinh tế. Sau cải cách Minh Trị, với ưu thế nước giàu, binh mạnh, Nhật
Bản đã lao vào vô số các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đẫm máu: Nhật –
Thanh (1894-1895), Nhật – Nga (1904-1905), rồi hai cuộc đại chiến thế
giới. Nhật Bản đã trượt khỏi đường ray “khai sáng” và rơi vào con đường
phát xít hoá.
Trong
suốt thời gian ấy, nước Nhật là “liệt cường” khiến phương Tây cũng phải
e ngại, nhưng đổi lại người dân Nhật đã phải trả giá đắt. Cái giá cay
đắng đó đương thời không nhiều người nhận ra. Nó chỉ được đông đảo người
Nhật nhận ra khi nước Nhật được dân chủ hoá sau 1945. Người Nhật khi đó
mới bàng hoàng nhận ra một sự thật cay đắng: “Tại sao trong suốt thời
gian nước Nhật chiến tranh, tiếng nói phản đối chiến tranh lại yếu ớt
đến thế?”
Suy
ngẫm từ lịch sử nước Nhật, tôi cho rằng nước mạnh phải luôn gắn liền
với dân chủ và dân sinh. Một quốc gia mạnh thực sự phải là quốc gia bảo
vệ được chủ quyền, đảm bảo cho người dân có cuộc sống hạnh phúc và được
quốc tế tôn trọng.
Nguyễn Quốc Vương hiện là nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục lịch sử tại đại học Kanazawa (Nhật Bản)
Có
người nhận xét Việt Nam là một dân tộc chưa “trưởng thành”? Nhìn vào
“mặt bằng” thời đại, ông thử nêu cách hiểu của mình về một dân tộc
trưởng thành.
Xã
hội chúng ta mong ước không thể là xã hội mà sự tốt đẹp chỉ tồn tại dựa
vào các anh hùng. Một xã hội mà tất thảy mọi sự tốt đẹp đều phải dựa
vào các anh hùng là xã hội sẽ rất mong manh. Mỗi người công dân bằng khả
năng của mình phải tạo ra sự thay đổi tốt đẹp để tác động vào cộng đồng
xung quanh bản thân mình.
|
Thẳng
thắn mà nói thì đây là vấn đề nhạy cảm. Nhạy cảm không phải là cấm kỵ
mà được hiểu theo nghĩa nó dễ làm dấy lên những tình cảm bị tổn thương.
Phê phán một cá nhân đã khó, “phản tỉnh” về những gì gắn với “dân tộc”
là điều càng khó bội phần. Rất có thể khi phản tỉnh, chúng ta sẽ vấp
phải những phản ứng dữ dội của chính những người cũng yêu nước, thiết
tha với dân tộc như chúng ta nhưng lại khác biệt trong cách nhìn và
thiếu vắng tinh thần khoan dung.
Tôi
không dám nhận xét dân tộc mình là một dân tộc chưa trưởng thành nhưng
là người có chút ít hiểu biết về lịch sử Nhật Bản, tôi cảm thấy buồn và
đau đớn khi thấy dường như trên con đường lịch sử Việt Nam luôn lỡ bước.
Giữa
thế kỷ 19, cả Nhật Bản và Việt Nam đều đứng trước nguy cơ bị xâm lược
bởi thực dân phương Tây. Nhưng sự lựa chọn và số phận thật khác biệt.
Pháp nổ súng đánh vào Đà Nẵng rồi dần dần nuốt trọn Việt Nam, ép triều
đình Huế ký hiệp ước đầu hàng, biến Việt Nam thành thuộc địa. Còn Nhật
Bản tuy phải mở cảng biển và ký các hiệp ước bất bình đẳng nhưng không
bị biến thành thuộc địa.
Sẽ
có nhiều cách giải thích khác nhau cho kết cục này. Nhưng tôi chú ý đến
một điều, đó là thái độ đối với văn minh phương Tây của giới cầm quyền,
giới có học của Nhật Bản và Việt Nam lúc đó.
Rất
ít người Việt Nam kể cả giới tinh hoa khi đó nhận ra sức mạnh và ưu thế
của nền văn minh phương Tây và bản thân có động cơ thôi thúc mãnh liệt
tìm hiểu nó, học hỏi nó. Những suy nghĩ của Nguyễn Trường Tộ khi ấy rất
lạc lõng và cô đơn. Trái lại ở Nhật Bản, cho dù trong thời Edo có bế
quan nhưng Nagasaki vẫn trở thành “con mắt” của Nhật Bản nhìn ra thế
giới. Ngay cả trước cải cách Minh Trị, những trí thức của nước Nhật đã
tiếp cận với các cuốn sách viết bằng chữ Hà Lan từ đó tiếp nhận học
thuật phương Tây.
Điều
đáng chú ý là các trí thức này không dùng những gì nghiên cứu được để
làm công cụ tiến thân, tiếp cận Mạc phủ mong lấy một chức quan để vinh
hoa phú quý. Họ viết sách, dịch sách, mở trường học, lập nhà xuất bản,
công ty, khuyến khích thanh niên học tập văn minh phương Tây. Họ đã
hướng tâm sức và trí tuệ vào quảng đại quốc dân thay vì hướng vào trung
tâm quyền lực. Hay nói cách khác, họ thông qua sức mạnh của học thuật và
sự tiến bộ của quốc dân được khai sáng để làm chuyển động bộ máy quyền
lực.
Trong
cải cách Minh Trị, nước Nhật có cả một tầng lớp trí thức đảm nhận vai
trò “bắc cây cầu văn minh Đông-Tây”. Quốc dân Nhật được khai sáng và
nước Nhật cận đại hoá nhanh chóng một phần lớn nhờ vào vai trò tiên
phong của những trí thức này. Fukuzawa Yukichi và nhóm Minh lục xã
(Meirokusha) là một ví dụ tiêu biểu.
Chúng
ta lại lỡ hẹn lần hai vào năm 1945 khi Việt Nam trở thành quốc gia độc
lập. Vào thời điểm đó, nước Nhật đang ở vào tình thế gần như là đối
ngược. Nước Nhật phát xít bị bại trận, hai thành phố bị ném bom nguyên
tử. Thiên hoàng vốn được coi như thần thánh và bất khả xâm phạm phải
tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
Nước
Nhật bị quân Đồng minh chiếm đóng. Khó khăn lớn của nước Nhật không chỉ
là sự thiệt hại về vật chất mà còn là sự hụt hẫng về tinh thần do sụp
đổ lý tưởng. Nhưng rồi người Nhật đã bắt nhịp rất nhanh với công cuộc
cải cách dân chủ hoá thời hậu chiến khởi đầu bằng Hiến pháp 1946 để rồi
10-15 năm sau, Nhật Bản có nền kinh tế phát triển thần kỳ, khôi phục chủ
quyền và đạt thành tích đáng nể ở mọi phương diện. Việt Nam không bao
lâu sau ngày độc lập đã phải đối mặt với những cuộc chiến tranh dài dằng
dặc…
Vậy theo ông, điều gì đã làm cho Nhật không bị “lỡ bước” ? Ông nghĩ, giáo dục ở đâu trong sự vận động khai sáng đó?
Cái
tinh thần chúng ta nên học từ Thoát Á luận là quyết tâm vượt thoát ra
khỏi những thứ giáo điều đã ràng buộc trong tư duy, nỗi ám ảnh bởi quá
khứ và nỗi “sợ hãi” văn minh phương Tây để hướng tới những giá trị phổ
quát của thế giới.
|
Trong
sự vận động và chớp lấy thời cơ để chuyển mình của Nhật Bản, giáo dục
đóng vai trò vô cùng lớn. Nói cách khác cải cách giáo dục đã xuất phát
từ nhu cầu thay đổi của dân tộc. Như tôi đã trình bày ở bài viết Nhật Bản cải cách giáo dục như thế nào trên báo VnExpress cách giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị và hậu chiến đều xuất phát từ nhu cầu thay đổi mô hình xã hội.
Cải
cách giáo dục ở Nhật Bản giống như một cuộc cách mạng trong hoà bình.
Chính giáo dục đã tạo ra hệ giá trị mới với những con người mới. Những
con người có khả năng xây dựng và bảo vệ xã hội mới. Đầu thời Minh Trị
là các quốc dân có tinh thần độc lập, tự cường và thực nghiệp. Thời hậu
chiến là những công dân có tri thức, phẩm chất, năng lực, thái độ phù
hợp với xã hội “hoà bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền”.
Theo Nguyễn Quốc Vương: “dân khí có mạnh, nước mới không yếu hèn”.
Gần
đây giới trí thức trong nước cũng thường đề cập đến thuyết “thoát Á” từ
kinh nghiệm lịch sử của Nhật Bản. Theo ông có gì khác biệt giữa bối
cảnh thoát Á của Nhật trước đây và Việt Nam hiện tại?
Những
năm gần đây Thoát Á luận của Fukuzawa Yukichi được nhiều người Việt Nam
chú ý. Tuy nhiên, thế kỷ 21 rất khác với thế kỷ 19. Cải cách Minh Trị
cũng giống như Thoát Á luận thường được người Việt tiếp cận ở khía cạnh
“tích cực” đơn thuần. Chẳng hạn như Thiên hoàng Minh Trị được coi như
một minh quân đã kịp thời cải cách giúp nước Nhật ra khỏi vũng lầy lạc
hậu để bước vào thế giới văn minh. Tuy nhiên sự thật là khi Thiên hoàng
Minh Trị lên ngôi ông mới có 16 tuổi. Trên thực tế, Minh Trị là “điểm
gặp gỡ” giữa phái chủ trương chuyển quyền lực về Thiên hoàng và phái cải
cách.
Cải
cách Minh Trị thành công là nhờ vào lực lượng võ sĩ bậc dưới, bậc trung
với các nhân vật đầy tài năng ở hai phiên Satsuma và Choshu cùng với
vai trò của giới trí thức “bắc cây cầu Đông-Tây”. Áp lực của dân chúng
cũng là một chìa khoá quan trọng để đảo Mạc thành công khi lòng dân
không còn hướng về Mạc phủ. Khi đã củng cố quyền lực bằng Hiến pháp Đại
đế quốc Nhật Bản (1889), Minh Trị trở thành “bạo chúa” thẳng tay loại bỏ
các sách “khai sáng” khỏi trường học (bao gồm cả sách của Fukuzawa
Yukichi) và phục hồi Nho giáo, trấn áp những người đối lập.
Thoát
Á luận cũng tương tự. Luận điểm “thoát Á” để đứng vào “liệt cường”
phương Tây về sau bị chính người Nhật chỉ trích. Cái tinh thần chúng ta
nên học từ Thoát Á luận là quyết tâm vượt thoát ra khỏi những thứ giáo
điều đã ràng buộc trong tư duy, nỗi ám ảnh bởi quá khứ và nỗi “sợ hãi”
văn minh phương Tây để hướng tới những giá trị phổ quát của thế giới.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải duy trì tốt mối liên hệ hữu nghị với
các nước trong khu vực ASEAN, tạo dựng quan hệ bình đẳng và chủ động với
Trung Quốc.
Thêm
nữa, Thoát Á luận nhấn mạnh nhiều đến quốc gia còn chúng ta, ở thời
điểm thế kỷ 21, chúng ta không bao giờ được quên những điều mà các trí
thức đầu thế kỷ 20 đã nhắc nhở là dân quyền và dân sinh. Giữa quốc dân
và quốc gia có mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Muốn “thoát” được phải có
lực kéo và lực đẩy. Lực đẩy sẽ là gì đây ngoài sức mạnh của quốc dân
được khai sáng?
Có
vẻ ông hay đề cập đến những giá trị từng được các nhà yêu nước như Phan
Chu Trinh, Phan Bội Châu từ đầu thế kỷ 20 cổ vũ. Các tiền bối ấy đã
từng tha thiết với sự nghiệp chấn dân khí. Theo ông, dân khí của bối
cảnh Duy Tân, Đông Du có gì khác với hiện nay? Trải nghiệm của chính ông
về điều đó từ vị trí một nhà giáo, một nghiên cứu sinh về giáo dục lịch
sử?
Đọc
các tác phẩm của những trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20 như Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh bằng tâm thế của một công dân, chắc hẳn nhiều người
cũng như tôi sẽ có sự đồng cảm sâu sắc. Dân khí có mạnh, nước mới không
yếu hèn. Tôi nhớ hai cụ Phan trong những trang viết không ít lần day
dứt trước tình cảnh nhiều người bàng quan trước nỗi đau khổ của đồng bào
và thờ ơ trước sự yếu hèn của đất nước.
Hơn
lúc nào hết, trong giai đoạn này tinh thần Duy Tân và Đông Du cần được
tiếp tục để tái khai sáng quốc dân và hoà nhập thế giới văn minh. Mối
quan hệ giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng, dân tộc cần được nhận thức
bằng cái nhìn sâu xa thay vì tư duy nhăm nhăm tìm kiếm lợi lộc vật chất,
chức vụ hay hư danh vị kỷ.
Với
riêng tôi, đọc, viết và dạy học là những công việc tôi yêu thích.
Nghiên cứu giáo dục Nhật Bản và sâu hơn là giáo dục lịch sử ở Nhật Bản
là công việc nặng nhọc nhưng thú vị. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ
cố gắng chia sẻ với cộng đồng những gì tôi thu nhận được. Tôi nghĩ chúng
sẽ có ích cho Việt Nam hiện tại và tương lai.
Có cách gì để thay đổi từ chính thế hệ của ông?
Tôi
nghĩ muốn có những điều tốt đẹp, bản thân mỗi người đều phải thật tâm
cố gắng. Đất nước sẽ không thay đổi nếu bản thân chúng ta không thay đổi
và chủ động tạo ra thay đổi. Xã hội chúng ta mong ước không thể là xã
hội mà sự tốt đẹp chỉ tồn tại dựa vào các anh hùng. Một xã hội mà tất
thảy mọi sự tốt đẹp đều phải dựa vào các anh hùng sẽ rất mong manh. Mỗi
công dân bằng khả năng của mình phải tạo ra sự thay đổi tốt đẹp để tác
động vào cộng đồng xung quanh bản thân mình. Việc đó dễ mà khó.
Những
người đi tiên phong thường là những người dũng cảm và có trái tim nhiệt
thành. Buồn thay, họ lại thường là những người hay bị thiệt thòi và
chịu nhiều hy sinh theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nếu chúng ta chưa
làm được gì nhiều và lớn lao như họ thì trước hết hãy biết ơn họ và cố
gắng cao nhất ở phạm vi mình có thể.
Thế
hệ chúng tôi sinh ra sau chiến tranh, có điều kiện tiếp cận với thế
giới bên ngoài cùng nhiều nguồn thông tin phong phú, nhưng cũng nếm trải
cảm giác bơ vơ và mất mát. Trong khi trải nghiệm cảm giác bơ vơ và mất
mát ấy, tôi nghĩ tuổi trẻ nên tự giác ngộ và tìm lấy đường mà đi. Tôi
thích câu này của Lỗ Tấn: “Trên thế giới làm gì có đường, người ta đi
mãi thì thành đường thôi”. Để có thể đi trên con đường đó, tư duy độc
lập và tinh thần tự do là thứ người trẻ tuổi nên có. Hãy chọn một nghề
gì đó lương thiện và hữu ích để theo đuổi không kể sang hèn. Nông dân,
kỹ sư, người bán hàng, thợ cắt tóc… đều tốt cả. Cái quan trọng là làm nó
bằng tấm lòng thành thực và hướng tới mục tiêu lớn xây dựng nước Việt
Nam dân chủ, hoà bình và hạnh phúc.
Nguyễn Quốc Vương sinh năm 1982 tại Tân Yên – Bắc Giang.
Tốt nghiệp khoa Lịch sử – đại học Sư phạm Hà Nội năm 2004.
Giảng viên khoa Lịch sử đại học Sư phạm Hà Nội từ 2006 đến nay. Giáo viên thỉnh giảng trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (trường thực hành trực thuộc đại học Sư phạm Hà Nội). Hiện là nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục lịch sử tại đại học Kanazawa (Nhật Bản). Tác phẩm đã xuất bản: Cải cách giáo dục Nhật Bản (Ozaki Mugen, người dịch: Nguyễn Quốc Vương, Thaihabooks và nhà xuất bản Lao Động – 2014). |
Theo Tân Dân/Người đô thị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét