Ngoại trưởng và Bộ trưởng Tư pháp Singapore K. Shanmugam – Reuters
Trọng Thành -RFI
Theo hãng tin Singapore Channel News Asia, trong chuyến công du Trung Quốc hôm qua, 13/06/2014, Ngoại trưởng Singapore khẳng định lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông đã có một « thay đổi quan trọng », căn cứ vào nội dung thông cáo Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc ngày 10/06 mới đây, thừa nhận tranh chấp với Việt Nam phải được giải quyết theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Ngoại trưởng và bộ trưởng Tư pháp Singapore K. Shanmugam có chuyến
công du ba ngày tại Trung Quốc (từ ngày 12/06 đến 14/06) nhằm thúc đẩy
các hợp tác về pháp lý, khoa học, công nghệ và đô thị. Tranh chấp chủ
quyền tại Biển Đông với một số nước Asean, đặc biệt là với Việt Nam, là
một trong các chủ đề của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Singapore với các
lãnh đạo Trung Quốc.
Theo Channel News Asia, phía Trung Quốc khẳng định địa điểm thăm dò dầu khí do giàn khoan HD-981 tiến hành, nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng Trung Quốc và Việt Nam « chưa tiến hành xác định giới hạn của khu vực đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mỗi bên, (về việc này) cả hai bên được phép đưa ra các yêu sách phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ».
Ngoại trưởng Singapore nhận định thông cáo này là một « thay đổi tích cực » trong lập trường của Trung Quốc, bởi vì một mặt, nó công nhận tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và, mặt khác, thừa nhận các vùng biển mà Trung Quốc và Việt Nam đòi hỏi chủ quyền nói trên vẫn còn chưa được phân định.
Ngoại trưởng và bộ trưởng Tư pháp K. Shanmugam tuyên bố Singapore không đưa ra nhận định về những hay, dở cụ thể trong thông cáo nói trên, nhưng việc thừa nhận đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế trong bản thông cáo gửi LHQ cho thấy một « chuyển biến quan trọng » của Trung Quốc.
Theo ghi nhận của The Diplomat, tạp chí về Châu Á-Thái Bình Dương (trong bài « Trung Quốc ‘‘quốc tế hóa’’ tranh chấp tại Biển Đông », ngày 10/06), việc Trung Quốc đưa tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, nói cách khác việc « quốc tế hóa » vấn đề này, cho thấy « nỗi lo ngại gia tăng » của Bắc Kinh trước việc các nước láng giềng nhỏ bé Đông Nam Á đang sử dụng con đường pháp lý – hành động được cộng đồng quốc tế ủng hộ – để đối lại đe dọa dùng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Phát biểu của Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Wang Min (Vương Minh), ngày 09/06/2014, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Công ước LHQ về Luật Biển có hiệu lực, đặt “các thực tế lịch sử“, theo cách hiểu của Trung Quốc, lên trước “luật pháp quốc tế“, cho thấy lập trường của Trung Quốc về tranh chấp tại Biển Đông vẫn chưa thực sự thay đổi. Yêu sách “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn) trên Biển Đông của Bắc Kinh “hoàn toàn đi ngược lại luật pháp quốc tế“.
Theo Channel News Asia, phía Trung Quốc khẳng định địa điểm thăm dò dầu khí do giàn khoan HD-981 tiến hành, nằm trong khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng Trung Quốc và Việt Nam « chưa tiến hành xác định giới hạn của khu vực đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của mỗi bên, (về việc này) cả hai bên được phép đưa ra các yêu sách phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ».
Ngoại trưởng Singapore nhận định thông cáo này là một « thay đổi tích cực » trong lập trường của Trung Quốc, bởi vì một mặt, nó công nhận tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và, mặt khác, thừa nhận các vùng biển mà Trung Quốc và Việt Nam đòi hỏi chủ quyền nói trên vẫn còn chưa được phân định.
Ngoại trưởng và bộ trưởng Tư pháp K. Shanmugam tuyên bố Singapore không đưa ra nhận định về những hay, dở cụ thể trong thông cáo nói trên, nhưng việc thừa nhận đòi hỏi chủ quyền phải phù hợp với luật pháp quốc tế trong bản thông cáo gửi LHQ cho thấy một « chuyển biến quan trọng » của Trung Quốc.
Theo ghi nhận của The Diplomat, tạp chí về Châu Á-Thái Bình Dương (trong bài « Trung Quốc ‘‘quốc tế hóa’’ tranh chấp tại Biển Đông », ngày 10/06), việc Trung Quốc đưa tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, nói cách khác việc « quốc tế hóa » vấn đề này, cho thấy « nỗi lo ngại gia tăng » của Bắc Kinh trước việc các nước láng giềng nhỏ bé Đông Nam Á đang sử dụng con đường pháp lý – hành động được cộng đồng quốc tế ủng hộ – để đối lại đe dọa dùng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Phát biểu của Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Wang Min (Vương Minh), ngày 09/06/2014, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Công ước LHQ về Luật Biển có hiệu lực, đặt “các thực tế lịch sử“, theo cách hiểu của Trung Quốc, lên trước “luật pháp quốc tế“, cho thấy lập trường của Trung Quốc về tranh chấp tại Biển Đông vẫn chưa thực sự thay đổi. Yêu sách “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn) trên Biển Đông của Bắc Kinh “hoàn toàn đi ngược lại luật pháp quốc tế“.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét