MOSCOW
– Trong suốt những năm cầm quyền, Eduard Shevardnadze được mệnh danh là
“con cáo bạc” – người đã uyển chuyển một cách dễ dàng từ nhà lãnh đạo
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Gruzia và Ủy viên Bộ Chính trị của
Điện Kremlin đến chức bộ trưởng ngoại giao dưới thời Tổng Bí thư Mikhail
Gorbachev. Sau khi Liên Xô tan rã, ông trở thành tổng thống thân phương
Tây của Gruzia và trớ trêu thay, sau đó ông đã trở thành nhân vận chống
đối lại Gorbachev. Ông tự coi mình như một người hùng đã giải phóng
Gruzia ra khỏi vòng tay của Nga. Ông cũng là một trong các chính trị gia
tham nhũng nhất mà đất nước ông từng chứng kiến.
Đến cuối
đời, Shevardnadze đã trở thành một người chính trị ngoài lề xã hội ở
Gruzia, phương Tây và Nga – nơi mà ông được xem như một kiến trúc sư
trong quá trình Liên Xô tan rã. Tuy nhiên, ngay cả khi ông đã bị người
dân quên lãng sau cuộc Cách mạng Hoa hồng năm 2003 và bị Mikheil
Saakashvili lật đổ, di sản xảo quyệt và kỹ năng thao túng các lực lượng
chính trị của ông vẫn tiếp tục tồn tại.
Saakashvili
đã thành công đưa ra các chính sách cải cách kinh tế cũng như tấn công
toàn diện vào tệ nạn tham nhũng trong ngành cảnh sát mặc dù cuối cùng
chính ông cũng bị cáo buộc nhận hối lộ và độc đoán. Sau khi lên nắm
quyền trong cuộc nổi dậy lật đổ Shevardnadze, ông đã phải viện đến các
kỹ thuật tương tự như kiểu mà Xô Viết đã từng sử dụng– tức tìm các thủ
đoạn để làm cho đối thủ chính trị của mình sợ hãi và mất uy tín và phân
tán lực lượng bất đồng chính kiến bằng vũ lực – nhằm giữ cho đối thủ
của ông không thể hoạt động được.
Câu hỏi mà
nhiều người dân Gruzia nhiều lần đưa ra là liệu Shevardnadzecó bao giờ
thực sự bị lật đổ. Vốn biết sức ảnh hưởng của mình bị sụt giảm trong năm
2003, nhiều người tin rằng Shavardnadze đã sẵn sàng rời khỏi quyền lực
nhưng rất cần một người kế nhiệm nhằm đảm bảo các di sản (và tài sản)
của ông.Ngay lúc đó, Saakashvili trở nên nổi tiếng trong cương vị bộ
trưởng tư pháp của Gruzia vì đã nộp hồ sơ cáo buộc gia đình Shevardndze
tội tham nhũng. Và trong năm đầu trong cương vị tổng thống, ông đã đòi
lại cho nhà nước khoảng 15 triệu USD từ các nguồn tài sản của
Shevardnadze. Nhưng chính phủ củaTổng thống Saakashvili chưa bao giờ
đụng đến Shevardnadze hoặc gia đình ông ấy.
Bất kể lý
thuyết này có đúng hay không nhưng lòng kiên trì của nó nằm trong các di
sản của Shevardnadze. Trong suốt sự nghiệp chính trị, ông đã được biết
đến như một người hai mặt có thể chơi với bất cứ bên nào. Thậm chí có
lúc ông còn đe dọa từ chức – chỉ để củng cố thêm quyền lực – hay buộc
các tội kẻ thù có âm mưu ám sát ông – chỉ để ông có thể tiếp tục tồn
tại. Trong những năm 1970, ông tâng bốc lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev
với các trò ngoạn mục ngay trong Điện Kremlin chỉ để đáp ứng lại sự
chống đối của nhóm sinh viên Gruzia ủng hộ quyền lấy quốc ngữ bằng tiếng
Gruzia chứ không phải tiếng Nga.
Tất cả mọi
thứ mà người dân Gruzia đạt được dưới thời của Shevardnadze trong thời
kỳ Xô-viết như kinh doanh, giáo dục và văn hóa đều đã bị rơi vào quên
lãng trong những năm 1990. Tương tự, trong khi hàng chục ngàn công chức
đã bị kết tội tham nhũng hoặc bị mất việc làm dưới sự lãnh đạo của ông
trong những năm 1970 thì dưới thời Shevardnadze hậu Xô-viết trong những
năm 1990 nhiều người nói đùa rằng ông nên tự bắt giữ chính mình, nhưng
ông xứng đáng có được số tài sản kếch xù vì sự đóng góp vô giá của ông
trong nền chính trị của nước này.
Năm 1999,
trong dịp đánh dấu kỷ niệm sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ năm thứ mười
tại New York, tôi đã nghe Shevardnadze khẳng định rằng Gruzia đã để lại
cho thế kỷ hai mươi hai nhân vật lịch sử: “Một người dựng lên Bức Màn
Sắt [tức Joseph Stalin], và một người kéo nó xuống” – nghĩa là ông đang
nói về chính ông.
Chắc chắn,
kỹ năng chính trị của Shevardnadze xứng đáng là một chính trị gia nổi
bật của Liên Xô từ vùng Caucasus, tương tự như Anastas Mikoyan người
Armenia – một bộ trưởng thương mại đáng tin cậy của Stalin và sau đó là
phó thủ tướng Nikita Khrushchev, người từng chống lại Stalin. Có người
kể lại rằng có lần Mikoyan rời khỏi Điện Kremlin dưới một trận mưa lớn
và từ chối chia sẻ ô dù cho một đồng nghiệp. “Không sao đâu,” ông nói,
“Tôi sẽ đi bộ giữa những giọt mưa.”
Tương tự
như vậy, Shevardnadze từngtừ chứcTổng Thư kýĐảng Cộng sảnGruziavào những
năm 1980 nhằm chống lại chế độXô-viết nhưng đó chỉ là hành động để
chuẩn bị đưa ông lên làm bộ trưởng ngoại giaoLiên XôdoGorbachev ký ban
hành. Có đượcsự tin tưởng từcác nhà lãnh đạo ở phương Tây và được xem
như người đãlật đổ chế chộLiên Xôở Đông Âu, một lần nữa ông từ chứcvào
năm 1990 vàtuyên bố rằngNga–dưới thời Gorbachev–đã trở lạichế độ độc
tài. Việc này đã giúp ông trở thành một biểu tượng dân chủvà sau đó
giành được chức vụtổng thốngcủa Gruziatại thời điểmmà đất nướcđang tiến
đến một cuộc nội chiến. Ônggiữ chức vụ này trong 11 năm.
Thật ra
Shevardnadze có bao giờ trung thực không? Ông là một người dân chủ hay
một tên bạo chúa? Thực tế là ông ấy đều thuộc cả hai. Cái chết của ông
cho thấy những nhân vật cộng sản có tinh thần cải cách trong thế hệ
Gorbachev không còn bao nhiều người – những người như Shevardnadze và
Boris Yeltsin – một tương phản rõ rệt trong những năm cuối thập niên
1980 đến những nhân vật cứng rắn như Brezhnev, đều thúc đẩy (chủ yếu là
vô tình) sự sụp đổ của đế quốc Liên Xô và quá trình chuyển đổi sang nền
dân chủ.
Tương tự
như chế độ tham nhũng và độc tài của Tổng thống Nga Vladimir Putin mà
chúng ta đang chứng kiến ngày nay, quá trình chuyển đổi đó vẫn còn chưa
kết thúc. Tuy nhiên, có một số tin tốt mà chúng ta cần chú ý. Năm ngoái,
Gruzia đã bầu lại tổng thống mới, Giorgi Margvelashvili, thông qua một
tiến trình hòa bình và hợp pháp. Và hồi đầu mùa hè năm nay, Gruzia đã ký
Hiệp định với Hiệp hội Liên minh châu Âu, cho thấy nước này đang có mối
liên hệ gần gũi hơn với phương Tây. Chúng ta cũng không thể phủ nhận
rằng những điều này có lẽ đã không trở thành hiện thực nếu không có các
cú tam giác chính trị xảo quyệt nhưng đầy dũng cảm kéo dài nhiều thập kỷ
của Shevardnadze.
_________
Nina
L. Khrushcheva là giáo sư chương trình Cao học chuyên về Quan hệ Quốc tế
tại trường New School ở New York, và thành viên cao cấp tại Viện Chính
sách Thế giới nơi bà chỉ đạo các dự án liên quan đến nước Nga. Trước đó,
bà giảng dạy khoa Quan hệ Quốc tế tại trường Đại học Columbia, và là
tác giả của sách “Imagining Nabokov: Russia Between Art and Politics and
The Lost Khrushchev: A Journey into the Gulag of the Russian Mind”.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍ TRƯỚC – www.phiatruoc.info
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét