Thụy My -RFI
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, ảnh chụp từ vệ tinh.hoangsa.org
Báo chí chính thức Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh đã điều hai
tàu Hải tuần cùng với một thủy phi cơ đến tuần tra vùng quần đảo Hoàng
Sa trong ba ngày kể từ 21/04/2015.
Các hình ảnh của Tân Hoa Xã cũng như trên trang mạng của nhiều tờ báo
Trung Quốc cho thấy các tàu Hải tuần 21 và Hải tuần 1103 xuất phát từ
đảo Hải Nam, ngày 22/4 đã đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa – bị
Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đoạt từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm
1974.
Theo chú thích ảnh, Hải tuần 21 có trọng tải 1.500 tấn, dài 93 mét, có thể chở theo trực thăng, sau khi được điều từ Biển Hoa Đông sang Biển Đông năm 2012 đã thực hiện trên 100 cuộc tuần tra. Còn tàu Hải tuần 1103 có trọng tải 830 tấn, có thể hoạt động được cả trong điều kiện biển động. Hai tàu này quần đảo vùng biển rộng lớn xung quanh Hoàng Sa, và đây là lần đầu tiên thủy phi cơ được điều đến vùng này.
Như vậy cùng với các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo, Bắc Kinh tiếp tục có những hành vi nhằm khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, mặc cho phản ứng của Hoa Kỳ và các nước liên quan như Philipines, Việt Nam.
Hôm nay 23/4 cuộc triển lãm « Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý » do Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức đã khai mạc tại huyện đảo Phú Quý. Triển lãm trưng bày trên 200 ấn phẩm và tư liệu quý của triều đình Việt Nam từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, và trên 100 ấn phẩm của phương Tây từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20 chứng minh hai quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam.
Về phía Philippines, hôm qua phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, ông Edwin Lacierda đã đáp trả lời miệt thị của tờ báo Global Times của Trung Quốc, gọi Manila là « bé ngoan dễ bảo » của Washington trong nhiều năm qua. Ông Lacierda tuyên bố : « Chắc chắn là chúng tôi không đồng tình với cái cách mà họ miêu tả chúng tôi. Do không thể biện minh cho các hành động phi pháp trong tranh chấp chủ quyền, người láng giềng phương Bắc phải dùng đến phương pháp thóa mạ ».
Philippines khẳng định cuộc tập trận Mỹ-Phi là hoạt động bình thường, đồng thời bác bỏ đề nghị đàm phán song phương của Bắc Kinh, nói rằng còn có các nước khác liên quan đến tranh chấp.
Theo chú thích ảnh, Hải tuần 21 có trọng tải 1.500 tấn, dài 93 mét, có thể chở theo trực thăng, sau khi được điều từ Biển Hoa Đông sang Biển Đông năm 2012 đã thực hiện trên 100 cuộc tuần tra. Còn tàu Hải tuần 1103 có trọng tải 830 tấn, có thể hoạt động được cả trong điều kiện biển động. Hai tàu này quần đảo vùng biển rộng lớn xung quanh Hoàng Sa, và đây là lần đầu tiên thủy phi cơ được điều đến vùng này.
Như vậy cùng với các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo, Bắc Kinh tiếp tục có những hành vi nhằm khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, mặc cho phản ứng của Hoa Kỳ và các nước liên quan như Philipines, Việt Nam.
Hôm nay 23/4 cuộc triển lãm « Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý » do Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức đã khai mạc tại huyện đảo Phú Quý. Triển lãm trưng bày trên 200 ấn phẩm và tư liệu quý của triều đình Việt Nam từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, và trên 100 ấn phẩm của phương Tây từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20 chứng minh hai quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam.
Về phía Philippines, hôm qua phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, ông Edwin Lacierda đã đáp trả lời miệt thị của tờ báo Global Times của Trung Quốc, gọi Manila là « bé ngoan dễ bảo » của Washington trong nhiều năm qua. Ông Lacierda tuyên bố : « Chắc chắn là chúng tôi không đồng tình với cái cách mà họ miêu tả chúng tôi. Do không thể biện minh cho các hành động phi pháp trong tranh chấp chủ quyền, người láng giềng phương Bắc phải dùng đến phương pháp thóa mạ ».
Philippines khẳng định cuộc tập trận Mỹ-Phi là hoạt động bình thường, đồng thời bác bỏ đề nghị đàm phán song phương của Bắc Kinh, nói rằng còn có các nước khác liên quan đến tranh chấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét