Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

ĐBQH: ‘Áo giáp bảo vệ Việt Nam trước Trung Quốc đang rách’

Đatviet

(Tin tức thời sự) – “Với Việt Nam thì chiếc áo giáp bảo vệ trước Trung Quốc đang rách, và vết rách này ngày càng lớn”
Đại biểu Mai Hữu Tín (Bình Dương) đúc kết về mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam -Trung Quốc tại phiên thảo luận Quốc hội, sáng 8/6.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, nhập siêu từ Trung Quốc năm 2014 gần 29 tỷ USD, nhưng theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc, con số này sẽ lên tới hơn 43 tỷ USD, tỷ trọng hàng nhập khẩu từ quốc gia láng giềng phía Bắc cũng phải đạt hơn 40%, thay vì 30% như báo cáo hiện nay.


ĐBQH Mai Hữu Tín (Bình Dương)
ĐBQH Mai Hữu Tín (Bình Dương)
Nếu dùng số liệu từ phía Trung Quốc để tính toán lại, Việt Nam sẽ nhập siêu trong năm 2014 chứ không phải xuất siêu. Và ngay trong 5 tháng đầu năm, con số nhập siêu ngày càng lớn và gây áp lực lên tỷ giá.
Cho rằng sự chênh lệch con số này là bình thường nhưng ông Tín lại đặc biệt lo ngại về tình trạng nhập lậu, hàng hóa đi qua con đường tiểu ngạch còn quá lớn.
Theo đại biểu này, hàng hóa nhập lậu tự do tung hoành, cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước.
“Với Việt Nam thì chiếc áo giáp bảo vệ với Trung Quốc đang rách, và vết rách này ngày càng lớn”, ông Tín nói.
Trước đó, một nghiên cứu của Trung tâm WTO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng chỉ rõ số liệu thống kê xuất nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam và Trung Quốc luôn có sự chênh lệch, trong đó số liệu phía Trung Quốc thường cao hơn số liệu do Việt Nam thu thập.
Ví dụ năm 2012, Việt Nam thống kê nhập khẩu từ Trung Quốc 28,8 tỷ đô la Mỹ, trong khi số liệu của Trung Quốc là 34 tỷ (cao hơn 18% so với số liệu của Việt Nam); số liệu của Việt Nam về xuất khẩu sang nước này là 12.8 tỷ đô la Mỹ, trong khi Trung Quốc lại ghi nhận số liệu là 16.2 tỷ (cao hơn 26,6% so với số liệu của Việt Nam).
Trung tâm WTO cũng chỉ rõ, việc kiếm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu hiện đang quá lỏng lẻo, khiến nhiều sản phẩm chất lượng kém được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
“Đặc biệt, việc nhiều sản phẩm tiêu dùng mà trong nước sản xuất được đang bị nhập lậu tràn lan, với chất lượng thấp từ biên giới là nguyên nhân phá hoại, làm đổ vỡ sản xuất trong nước”, VCCI nói rõ.
  • An An (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét