BBC
Quan chức Việt Nam nào nói
rằng người dân Việt Nam ‘dân trí thấp’, thì đó là ‘một sai lầm’, theo ý
kiến của một nhà quan sát, bình luận từ trong nước.
Gần đây, trong một phiên họp của Quốc hội Việt Nam vào ngày 4/6/2015,
một Đại biểu là Phó Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam đưa ra một nhận định
cho rằng vì ‘dân trí thấp’, nên Việt Nam chưa nên có luật ‘Trưng cầu dân
ý’.Hôm thứ Tư, Đại biểu Hà Minh Huệ nói trước Quốc hội Việt Nam:
“Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu (dân ý) có khi gây hại, không thể tùy tiện.”
‘Rất là sai lầm’
Bình luận về quan điểm này, hôm Chủ nhật 07/6, nhà báo tự do Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình của Việt Nam, nguyên nhà báo thuộc ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV), nói:“Và nếu bây giờ anh còn chê dân trí còn thấp, chứng tỏ là anh chưa làm được gì và chứng tỏ là anh cũng không quan tâm đến việc nâng cao dân trí của người dân.
“Nhưng mà tôi nói rằng, đấy là một nhận định rất là sai lầm.
“Tức là ‘dân trí thấp’ là một nhận định sai lầm của những người mà có chức có quyền.”
Đưa ra một so sánh với thời mà thân phụ của ông Trần Tiến Đức, bác sỹ Trần Duy Hưng còn làm Thị trưởng Thành phố Hà Nội, hơn 60 năm về trước, nhà báo tự do nói:
“Lúc bấy giờ không ai dám nói, chê người dân là dốt nát đâu. Có (thể có) một số quan chức trong bụng người ta nghĩ thế, nhưng phát biểu công khai thì không ai dám miệt thị người dân, coi người dân là lạc hậu kém hiểu biết.”
Bình luận về câu nói của ông Hà Minh Huệ được truyền thông Việt Nam trích dẫn, nhà báo Trần Tiến Đức nói tiếp:
“Điều mà ông ấy nói dân chủ hạn chế thì đó là đúng. Thực chất ở Việt Nam chúng ta đều biết rằng dân chủ còn rất nhiều hạn chế.
“Nhưng mà gọi rằng dân trí thấp để mà hạn chế quyền dân chủ, thì (điều) đó tôi nghĩ rằng đó là một sự hồ đồ.
“Và ở bên này (Việt Nam), dư luận trong nhân dân, đặc biệt trong giới trí thức, đều nói rằng hiện này chính là có khoảng cách rất lớn giữa dân trí và quan trí.
“Dân trí đã phát triển rất nhiều, và có rất nhiều điều người ta (người dân) đã học hỏi được, đã tiếp thu được từ nền văn minh của thế giới và từ truyền thống của đất nước này,” ông Trần Tiến Đức nói với BBC.
Hôm thứ Năm, 4/6, khi được một tờ báo mạng trong nước đặt câu hỏi “Ông đánh giá thế nào trình độ dân trí của chúng ta hiện nay?”, Đại biểu Hà Minh Huệ, tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình đã nêu trước Quốc hội Việt Nam một ngày trước đó.
Ông nói với tờ báo điện tử VTC News:
“Nước ta đang phát triển mọi mặt, trình độ dân trí tăng lên, nhưng trình độ thực hiện dân chủ chưa có đủ kinh nghiệm để làm, nên tôi đề nghị làm việc gì cũng hết sức thận trọng, đặc biệt là vấn đề trưng cầu dân ý.
“Các thế lực thù địch bên ngoài sẽ thúc đẩy trưng cầu dân ý, và khi có 1 vấn đề cần trưng cầu dân ý mà họ xúi giục người dân thì chúng ta phải làm như thế nào giải quyết những vấn đề đó?
“Đây là những vấn đề cần phải hết sức thận trọng khi xây dựng Luật này,” ông Hà Minh Huệ nói với truyền thông Việt Nam.
‘Phải xem lại thật’
Hôm 07/6, khi được đề nghị bình luận về phát biểu và quan điểm của ông Hà Minh Huệ, trước câu hỏi liệu Đại biểu Quốc hội Việt Nam nào mà còn có tư duy và những phát biểu được cho là ‘miệt thị’, ‘xúc phạm’ người dân, thì có nên bị xem lại tư cách hay không, Tiến sỹ Phạm Thị Loan, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nói:“Có những người người ta cũng không nghĩ xa cho nên có thể có những phát ngôn không được chính xác.
“Nhưng mà nói xem lại tư cách cụ thể nào đấy, thì tôi nói thật là cũng phải xem lại nhiều.
“Bởi vì nói thật trong việc bầu bán của mình (Quốc hội Việt Nam), nhiều khi chẳng phải là tuyệt đối đâu.
Tất nhiên mình cấm người ta (quan chức, dân biểu) thì chẳng cấm được. Bởi vì là mỗi người một ý thôi, mình cấm thì mình không cấm được. Nhưng mà tất nhiên những người ấy tất cả người dân người ta sẽ không ủng hộ và cũng phải xem lại thật
“Còn ở mình, nói thật nhiều khi đó là sự sắp xếp, đó là sự ‘thành phần’, rồi những đối tượng được sắp xếp, cho nên cái đấy tôi biết thì biết rõ, nhưng mà nói thì tôi không muốn nói nhiều, nhưng chất lượng (dân biểu) của mình cực kỳ hạn chế như vậy.”
Trước câu hỏi liệu Quốc hội Việt Nam cần ban bố một đạo luật ‘cấm’ hoặc ‘không cho phép’ quan chức, kể cả Đại biểu Quốc hội, có những lời lẽ, hành vi có tính ‘miệt thị’, ‘thóa mạ’, ‘coi thường’ ngưoiừ dân hay không, nữ cựu Đại biểu Quốc hội nói:
“Tôi cũng đồng tình với ý là đừng có miệt thị dân, bởi vì dân trí đừng có vơ đũa cả nắm mà nói là ‘dân trí thấp’.
“Thực ra trong số dân trí thì cũng có người cao, cũng có người thấp, nhưng mà mình vơ đũa cả nắm để rồi biện minh cho những việc mà không muốn làm thì không nên.
“Còn tất nhiên mình cấm người ta (quan chức, dân biểu) thì chẳng cấm được.
“Bởi vì là mỗi người một ý thôi, mình cấm thì mình không cấm được.
“Nhưng mà tất nhiên những người ấy tất cả người dân người ta sẽ không ủng hộ và cũng phải xem lại thật,” bà Phạm Thị Loan nói với BBC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét