Trọng Thành -RFI
Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc giới thiệu Sách trắng về quốc phòng tại Bắc Kinh ngày 26/05/2015.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Thượng đỉnh G7 với hai hồ sơ Hy Lạp và Ukraina, nỗi lo ngại « chiến tranh »
của Giáo hoàng Phanxicô và Đại hội đảng Xã hội cầm quyền tại Pháp là
các chủ đề lớn trên trang nhất báo chí Pháp hôm nay. Nhưng trước hết,
xin giới thiệu với quí vị bài phân tích đáng chú ý trên Le Figaro mang
tựa đề « Có nên sợ hãi Quân đội Nhân dân Trung Quốc ? ».
Bài viết do thông tín viên gửi về từ Bắc Kinh nhấn mạnh đến việc «
Biển Đông đang trở thành một phòng thí nghiệm chủ yếu cho ‘‘giấc mơ’’
Trung Hoa của Chủ tịch Tập Cận Bình. ‘‘ Phát triển hòa bình ’’ – từ ngữ
chủ yếu mà chính quyền Bắc Kinh chính thức sử dụng – ngày càng trở nên
một thứ hỏa mù, che đậy việc nước này đang bày binh bố trận, để khẳng
định như cường quốc thống trị khu vực ».
Le Figaro nhấn mạnh đến Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc vừa công bố cuối tháng 5, cho thấy Bắc Kinh khẳng định một sự « đảo ngược chiến lược » của quân đội Trung Quốc, vốn đã được nhiều chuyên gia ghi nhận trong những năm gần đây. Đó là kể từ giờ Trung Quốc tập trung vào việc bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hải quân được giao trách nhiệm gia tăng hoạt động tại « vùng biển xa » (viễn hải), thay vì tập trung bảo vệ vùng ven bờ biển. Tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân cũng nằm trong kế hoạch.
Theo phóng viên Le Figaro, trong những năm gần đây, với chi phí quân sự tăng gấp khoảng 10 lần (216,4 tỷ năm 2014, so với 22,2 tỷ năm 2000), Trung Quốc đã phát triển nhiều vũ khí tối tân như tên lửa đạn đạo DF-21D, có khả năng tấn công các tàu sân bay Hoa Kỳ, hay tên lửa hành trình YJ-18, phóng từ tàu ngầm, rất khó đánh chặn…
Trả lời cho câu hỏi, liệu Trung Quốc có sở hữu một quân đội mạnh nhất Châu Á hay không, Le Figaro cho rằng với 300 thuyền chiến, đội tàu ngầm hơn 60 chiếc, hải quân Trung Quốc đang ở thế ngang ngửa với Nhật Bản. Tuy nhiên, khả năng đối đầu lại được với Hoa Kỳ thì còn xa. Bên cạnh đó, trong số hơn 2000 oanh tạc cơ của Trung Quốc, chỉ có vài trăm chiếc là tân tiến, tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) hiện tại mới chỉ được dùng làm phương tiện huấn luyện.
Le Figaro lưu ý, không thể coi nhẹ binh chủng tin học của Trung Quốc, với khoảng 2 triệu quân nhân, với đơn vị nổi tiếng 61.398, có trụ sở tại Thượng Hải. Với lực lượng này, thì không nghi ngờ gì việc Bắc Kinh có thể tiến hành nhiều cuộc tấn công lớn trên mạng.
Tuy nhiên, nói đến sức mạnh của quân đội Trung Quốc hiện nay, cần chú ý đến « cuộc chiến chống tham nhũng » đang được lãnh đạo Trung Quốc phát động. Khoảng 10 tướng lãnh đã hoặc đang bị truy tố. Một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử của quân đội Trung Quốc. Le Figaro đặt câu hỏi : Liệu chiến dịch chống tham nhũng có làm mất tinh thần quân đội ? Theo thông tín viên, nạn tham nhũng trầm trọng, nạn mua bán chức tước, khiến quân đội nước này suy yếu, chiến dịch chống tham nhũng nói trên buộc giới tướng lãnh dần dần từ bỏ thái độ chống lại chủ trương cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình, giới sĩ quan trẻ có thể cảm thấy phấn khích hơn. Việc củng cố quân đội cho phép ông Tập Cận Bình gia tăng uy lực quân sự bên ngoài biên giới.
Thượng đỉnh G7 bị nợ Hy Lạp và xung đột Ukraina ám ảnh
« Nợ Hy Lạp và vấn đề Ukraina đầu độc thượng đỉnh G7 của Merkel » là tựa đề trang nhất báo Le Monde. Theo đặc phái viên của Le Monde từ nước Đức, cuộc hội nghị giữa bảy cường quốc kinh tế thế giới (Đức, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ý) thoạt tiên được dành một phần chủ yếu cho vấn đề khí hậu, đã bị hai cuộc khủng hoảng Hy Lạp và Ukraina cản trở.
Tối thứ Sáu, 05/06, ngay trước khi G7 khai mạc, Thủ tướng Hy Lạp đã bác bỏ một thỏa thuận do các chủ nợ (Châu Âu và IMF) đề nghị, khiến G7, trước hết là Hoa Kỳ lo ngại khủng hoảng Hy Lạp sẽ đè nặng lên phục hồi kinh tế thế giới. Le Monde cũng dành phần cuối trang đầu và toàn bộ trang thứ hai cho cuộc phỏng vấn Tổng thống Ukraina, với tựa đề « Hai thỏa thuận Minsk là giải pháp duy nhất cho chúng ta ». Trả lời phỏng vấn, nguyên thủ Ukraina Porochenko bảo vệ chiến lược hành động của Kiev, và kêu gọi các đồng minh phương Tây gia tăng áp lực lên Matxcơva.
Báo kinh tế Les Echos dành nhiều bài cho thượng đỉnh G7, trong đó có bài « Ukraina : các trừng phạt chống Nga đang được xem xét ». Đây là chủ trương của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tuy nhiên, Les Echos nhận xét, không chắc đã là quan điểm được Đức và Pháp đồng ý. Trong nội bộ chính quyền Đức, nhiều lãnh đạo đảng Xã hội – Dân chủ (cầm quyền cùng với đảng Bảo thủ của thủ tướng Merkel) có quan điểm nên nhẹ nhàng với Nga hơn. Phó chủ tịch đảng Xã hội dân chủ Đức thậm chí còn nhấn mạnh khối G8 – bao gồm cả Nga – có vai trò toàn cầu, không thể nào loại trừ nước Nga. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk không muốn đề cập vấn đề này vào thời điểm hiện tại.
Đầu tư : Chìa khóa cho thành công của Thượng đỉnh Khí hậu Paris
Vẫn liên quan đến G7, Le Monde có bài phỏng vấn Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, với tiêu đề « Tài trợ là chìa khóa cho một thỏa thuận về khí hậu ». Hội nghị các cường quốc kinh tế lần này có ý nghĩa đặc biệt, khi được tổ chức cùng thời gian với một hội nghị quan trọng về khí hậu, đang được tổ chức tại Đức, bước chuẩn bị quyết định cho Thượng đỉnh Khí hậu tại Paris vào cuối năm. Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh : càng tiếp xúc với các nước nghèo, các nước đang phát triển, ông càng hiểu ra rằng, vấn đề nguồn tài trợ là có tính quyết định cho thỏa thuận Paris COP 21.
Chính vì vậy, Laurent Fabius bày tỏ hy vọng G7, bên cạnh việc mở rộng hệ thống cảnh báo sớm các thảm họa tại các nước dễ tổn thương nhất, cần phải có một chương trình đầu tư lớn cho năng lượng tái tạo đối với Châu Phi. Mặc dù Quỹ Xanh với mục tiêu 100 tỷ đô la hiện chỉ được đóng góp rất ít, Ngoại trưởng Pháp vẫn tỏ ra lạc quan, khi quan sát thấy các khu vực kinh tế khác nhau trên thế giới hiện đang ngày càng hướng về chỗ hội nhập vấn đề khí hậu như một yếu tố trong đầu tư kinh tế. Cách đây ít hôm, cơ quan thẩm định tài chính S&P quyết định đưa rủi ro khí hậu vào trong số các dữ kiện cần có để thẩm định độ tin cậy của các doanh nghiệp, và kể cả đối với các quốc gia.
Thỏa thuận biên giới lịch sử Ấn Độ – Bangladesh
Nhìn sang Châu Á, « Thỏa thuận biên giới lịch sử giữa Ấn Độ và Bangladesh » được Le Monde đặc biệt chú ý. Trong hai ngày cuối tuần trước, Thủ tướng Ấn Modi đã tới Bangladesh, kết quả là một hiệp định biên giới giữa hai quốc gia láng giềng đã được ký kết, cho phép chấm dứt tranh chấp kéo dài từ năm 1947.
Nạn nhân chính của tranh chấp Ấn Độ – Bangladesh (vốn là thuộc địa của Anh Quốc) là hơn 60.000 người « vô tổ quốc » sống tại biên giới, gồm người Ấn Độ sống trong những vùng lọt thỏm trong đất Bangladesh và ngược lại. Các cư dân bất hạnh này không có giấy tờ, không được đi học hay khám chữa bệnh.
Đàm phán biên giới giữa hai quốc gia Nam Á đạt được thỏa thuận vào năm 1974, được Bangladesh phê chuẩn tức thì, tuy nhiên, văn bản đã được điều chỉnh vào năm 2011, và chỉ được Quốc hội Ấn Độ thông qua năm nay. Theo thỏa thuận này, « Ấn Độ chỉ thiệt khoảng vài chục km vuông, nhưng vấn đề này có chất biểu tượng rất cao và rất nhạy cảm về chính trị », nên chính quyền trung ương đã phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các đảng phái, đặc biệt là bốn bang biên giới.
Miến Điện : Thành phần cực đoan gia tăng ảnh hưởng
Vẫn về Đông Nam Á, Libération có bài « Sự im lặng lạ thường của bà Aung San Suu Kyi » do đặc phái viên gửi về từ Kuala Lumpur, với nhận xét : sự thờ ơ có tính toán của lãnh đạo đối lập – ngôi sao của cuộc đấu tranh dân chủ – gây nhiều nghi ngờ và bất bình trong công luận. Giải thích về thái độ của Giải Nobel hòa bình, Libération dẫn lời một nhà ngoại giao Phương tây, theo đó, kể từ năm 2011, khi chính phủ bán dân sự của cựu tướng Thein Sein lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi bắt đầu phải học cách giữ quan hệ với nhiều thế lực bảo thủ đang nắm quyền. Đã có một thời gian, lãnh đạo đối lập đứng ra làm môi giới giữa chính phủ và các sắc tộc thiểu số, nhưng cuối cùng bà đã buộc phải đổi ý do không được giới quân sự chấp nhận.
Một điều nghịch lý là, chính sự cởi mở của chế độ bán dân sự, khiến các thành phần cực đoan có dịp lên tiếng nói, hệ quả là làm kích động những đối kháng sắc tộc – tôn giáo. Hiện tại, xã hội Miến Điện đang trải qua giai đoạn mà thái độ bài Hồi giáo ngày càng mạnh hơn, nếu không nói là bài ngoại nói chung. Trong số những lực lượng cực đoan nhất, có các sư tăng Phật giáo.
Theo nhà phân tích chính trị, cựu tù nhân lương tâm Khin Zaw Win – hiện đang lãnh đạo viện Tampadipa, một tổ chức cổ vũ cho xã hội dân sự tại Rangoon -, thì « Aung San Suu Kyi chỉ là phần nổi của tảng băng. Bởi toàn bộ xã hội Miến Điện đang đi theo một hướng xấu. Đất nước này và tầng lớp ưu tú của mình đã bị cô lập khỏi thế giới quá lâu rồi. Vào thời điểm này, họ cho thấy bản chất thực sự của mình. Aung San Suu Kyi đã thất bại trong việc trở thành một hóa thân cho sự thay đổi ».
Ngày 14/06, thêm một cuộc biểu tình sẽ được tổ chức tại bang Rakhine, để phản đối các chỉ trích quốc tế, và đòi hỏi trục xuất người Rohingya về Bangladesh.
Pháp : Đảng Xã hội trong vùng bão tố
Trở lại thời sự nước Pháp, những mâu thuẫn không khắc phục được trong nội bộ đảng Xã hội, sau đại hội tại Poitiers là chủ dề quan tâm của nhiều báo. Le Figaro có bài : « Đảng Xã hội lại rơi vào vùng bão tố ». Libération dành một hồ sơ chính cho chủ đề này với tựa đề « Một hội nghị rất căng thẳng ở ngoài hành lang », mô tả nhiều diễn biến bất thường, mà tờ báo gọi là « siêu thực » của một số lãnh đạo chủ chốt trong đảng Xã hội cầm quyền, sau một loạt diễn văn « không có gì bất ngờ ». Sau đại hội, bộ phận cánh tả của đảng Xã hội cánh tả cầm quyền vẫn tiếp tục giữ nguyên các bất đồng với lực lượng chủ lưu của đảng.
Le Figaro nhấn mạnh đến Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc vừa công bố cuối tháng 5, cho thấy Bắc Kinh khẳng định một sự « đảo ngược chiến lược » của quân đội Trung Quốc, vốn đã được nhiều chuyên gia ghi nhận trong những năm gần đây. Đó là kể từ giờ Trung Quốc tập trung vào việc bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hải quân được giao trách nhiệm gia tăng hoạt động tại « vùng biển xa » (viễn hải), thay vì tập trung bảo vệ vùng ven bờ biển. Tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân cũng nằm trong kế hoạch.
Theo phóng viên Le Figaro, trong những năm gần đây, với chi phí quân sự tăng gấp khoảng 10 lần (216,4 tỷ năm 2014, so với 22,2 tỷ năm 2000), Trung Quốc đã phát triển nhiều vũ khí tối tân như tên lửa đạn đạo DF-21D, có khả năng tấn công các tàu sân bay Hoa Kỳ, hay tên lửa hành trình YJ-18, phóng từ tàu ngầm, rất khó đánh chặn…
Trả lời cho câu hỏi, liệu Trung Quốc có sở hữu một quân đội mạnh nhất Châu Á hay không, Le Figaro cho rằng với 300 thuyền chiến, đội tàu ngầm hơn 60 chiếc, hải quân Trung Quốc đang ở thế ngang ngửa với Nhật Bản. Tuy nhiên, khả năng đối đầu lại được với Hoa Kỳ thì còn xa. Bên cạnh đó, trong số hơn 2000 oanh tạc cơ của Trung Quốc, chỉ có vài trăm chiếc là tân tiến, tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) hiện tại mới chỉ được dùng làm phương tiện huấn luyện.
Le Figaro lưu ý, không thể coi nhẹ binh chủng tin học của Trung Quốc, với khoảng 2 triệu quân nhân, với đơn vị nổi tiếng 61.398, có trụ sở tại Thượng Hải. Với lực lượng này, thì không nghi ngờ gì việc Bắc Kinh có thể tiến hành nhiều cuộc tấn công lớn trên mạng.
Tuy nhiên, nói đến sức mạnh của quân đội Trung Quốc hiện nay, cần chú ý đến « cuộc chiến chống tham nhũng » đang được lãnh đạo Trung Quốc phát động. Khoảng 10 tướng lãnh đã hoặc đang bị truy tố. Một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử của quân đội Trung Quốc. Le Figaro đặt câu hỏi : Liệu chiến dịch chống tham nhũng có làm mất tinh thần quân đội ? Theo thông tín viên, nạn tham nhũng trầm trọng, nạn mua bán chức tước, khiến quân đội nước này suy yếu, chiến dịch chống tham nhũng nói trên buộc giới tướng lãnh dần dần từ bỏ thái độ chống lại chủ trương cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình, giới sĩ quan trẻ có thể cảm thấy phấn khích hơn. Việc củng cố quân đội cho phép ông Tập Cận Bình gia tăng uy lực quân sự bên ngoài biên giới.
Thượng đỉnh G7 bị nợ Hy Lạp và xung đột Ukraina ám ảnh
« Nợ Hy Lạp và vấn đề Ukraina đầu độc thượng đỉnh G7 của Merkel » là tựa đề trang nhất báo Le Monde. Theo đặc phái viên của Le Monde từ nước Đức, cuộc hội nghị giữa bảy cường quốc kinh tế thế giới (Đức, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp và Ý) thoạt tiên được dành một phần chủ yếu cho vấn đề khí hậu, đã bị hai cuộc khủng hoảng Hy Lạp và Ukraina cản trở.
Tối thứ Sáu, 05/06, ngay trước khi G7 khai mạc, Thủ tướng Hy Lạp đã bác bỏ một thỏa thuận do các chủ nợ (Châu Âu và IMF) đề nghị, khiến G7, trước hết là Hoa Kỳ lo ngại khủng hoảng Hy Lạp sẽ đè nặng lên phục hồi kinh tế thế giới. Le Monde cũng dành phần cuối trang đầu và toàn bộ trang thứ hai cho cuộc phỏng vấn Tổng thống Ukraina, với tựa đề « Hai thỏa thuận Minsk là giải pháp duy nhất cho chúng ta ». Trả lời phỏng vấn, nguyên thủ Ukraina Porochenko bảo vệ chiến lược hành động của Kiev, và kêu gọi các đồng minh phương Tây gia tăng áp lực lên Matxcơva.
Báo kinh tế Les Echos dành nhiều bài cho thượng đỉnh G7, trong đó có bài « Ukraina : các trừng phạt chống Nga đang được xem xét ». Đây là chủ trương của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, tuy nhiên, Les Echos nhận xét, không chắc đã là quan điểm được Đức và Pháp đồng ý. Trong nội bộ chính quyền Đức, nhiều lãnh đạo đảng Xã hội – Dân chủ (cầm quyền cùng với đảng Bảo thủ của thủ tướng Merkel) có quan điểm nên nhẹ nhàng với Nga hơn. Phó chủ tịch đảng Xã hội dân chủ Đức thậm chí còn nhấn mạnh khối G8 – bao gồm cả Nga – có vai trò toàn cầu, không thể nào loại trừ nước Nga. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk không muốn đề cập vấn đề này vào thời điểm hiện tại.
Đầu tư : Chìa khóa cho thành công của Thượng đỉnh Khí hậu Paris
Vẫn liên quan đến G7, Le Monde có bài phỏng vấn Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, với tiêu đề « Tài trợ là chìa khóa cho một thỏa thuận về khí hậu ». Hội nghị các cường quốc kinh tế lần này có ý nghĩa đặc biệt, khi được tổ chức cùng thời gian với một hội nghị quan trọng về khí hậu, đang được tổ chức tại Đức, bước chuẩn bị quyết định cho Thượng đỉnh Khí hậu tại Paris vào cuối năm. Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh : càng tiếp xúc với các nước nghèo, các nước đang phát triển, ông càng hiểu ra rằng, vấn đề nguồn tài trợ là có tính quyết định cho thỏa thuận Paris COP 21.
Chính vì vậy, Laurent Fabius bày tỏ hy vọng G7, bên cạnh việc mở rộng hệ thống cảnh báo sớm các thảm họa tại các nước dễ tổn thương nhất, cần phải có một chương trình đầu tư lớn cho năng lượng tái tạo đối với Châu Phi. Mặc dù Quỹ Xanh với mục tiêu 100 tỷ đô la hiện chỉ được đóng góp rất ít, Ngoại trưởng Pháp vẫn tỏ ra lạc quan, khi quan sát thấy các khu vực kinh tế khác nhau trên thế giới hiện đang ngày càng hướng về chỗ hội nhập vấn đề khí hậu như một yếu tố trong đầu tư kinh tế. Cách đây ít hôm, cơ quan thẩm định tài chính S&P quyết định đưa rủi ro khí hậu vào trong số các dữ kiện cần có để thẩm định độ tin cậy của các doanh nghiệp, và kể cả đối với các quốc gia.
Thỏa thuận biên giới lịch sử Ấn Độ – Bangladesh
Nhìn sang Châu Á, « Thỏa thuận biên giới lịch sử giữa Ấn Độ và Bangladesh » được Le Monde đặc biệt chú ý. Trong hai ngày cuối tuần trước, Thủ tướng Ấn Modi đã tới Bangladesh, kết quả là một hiệp định biên giới giữa hai quốc gia láng giềng đã được ký kết, cho phép chấm dứt tranh chấp kéo dài từ năm 1947.
Nạn nhân chính của tranh chấp Ấn Độ – Bangladesh (vốn là thuộc địa của Anh Quốc) là hơn 60.000 người « vô tổ quốc » sống tại biên giới, gồm người Ấn Độ sống trong những vùng lọt thỏm trong đất Bangladesh và ngược lại. Các cư dân bất hạnh này không có giấy tờ, không được đi học hay khám chữa bệnh.
Đàm phán biên giới giữa hai quốc gia Nam Á đạt được thỏa thuận vào năm 1974, được Bangladesh phê chuẩn tức thì, tuy nhiên, văn bản đã được điều chỉnh vào năm 2011, và chỉ được Quốc hội Ấn Độ thông qua năm nay. Theo thỏa thuận này, « Ấn Độ chỉ thiệt khoảng vài chục km vuông, nhưng vấn đề này có chất biểu tượng rất cao và rất nhạy cảm về chính trị », nên chính quyền trung ương đã phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các đảng phái, đặc biệt là bốn bang biên giới.
Miến Điện : Thành phần cực đoan gia tăng ảnh hưởng
Vẫn về Đông Nam Á, Libération có bài « Sự im lặng lạ thường của bà Aung San Suu Kyi » do đặc phái viên gửi về từ Kuala Lumpur, với nhận xét : sự thờ ơ có tính toán của lãnh đạo đối lập – ngôi sao của cuộc đấu tranh dân chủ – gây nhiều nghi ngờ và bất bình trong công luận. Giải thích về thái độ của Giải Nobel hòa bình, Libération dẫn lời một nhà ngoại giao Phương tây, theo đó, kể từ năm 2011, khi chính phủ bán dân sự của cựu tướng Thein Sein lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi bắt đầu phải học cách giữ quan hệ với nhiều thế lực bảo thủ đang nắm quyền. Đã có một thời gian, lãnh đạo đối lập đứng ra làm môi giới giữa chính phủ và các sắc tộc thiểu số, nhưng cuối cùng bà đã buộc phải đổi ý do không được giới quân sự chấp nhận.
Một điều nghịch lý là, chính sự cởi mở của chế độ bán dân sự, khiến các thành phần cực đoan có dịp lên tiếng nói, hệ quả là làm kích động những đối kháng sắc tộc – tôn giáo. Hiện tại, xã hội Miến Điện đang trải qua giai đoạn mà thái độ bài Hồi giáo ngày càng mạnh hơn, nếu không nói là bài ngoại nói chung. Trong số những lực lượng cực đoan nhất, có các sư tăng Phật giáo.
Theo nhà phân tích chính trị, cựu tù nhân lương tâm Khin Zaw Win – hiện đang lãnh đạo viện Tampadipa, một tổ chức cổ vũ cho xã hội dân sự tại Rangoon -, thì « Aung San Suu Kyi chỉ là phần nổi của tảng băng. Bởi toàn bộ xã hội Miến Điện đang đi theo một hướng xấu. Đất nước này và tầng lớp ưu tú của mình đã bị cô lập khỏi thế giới quá lâu rồi. Vào thời điểm này, họ cho thấy bản chất thực sự của mình. Aung San Suu Kyi đã thất bại trong việc trở thành một hóa thân cho sự thay đổi ».
Ngày 14/06, thêm một cuộc biểu tình sẽ được tổ chức tại bang Rakhine, để phản đối các chỉ trích quốc tế, và đòi hỏi trục xuất người Rohingya về Bangladesh.
Pháp : Đảng Xã hội trong vùng bão tố
Trở lại thời sự nước Pháp, những mâu thuẫn không khắc phục được trong nội bộ đảng Xã hội, sau đại hội tại Poitiers là chủ dề quan tâm của nhiều báo. Le Figaro có bài : « Đảng Xã hội lại rơi vào vùng bão tố ». Libération dành một hồ sơ chính cho chủ đề này với tựa đề « Một hội nghị rất căng thẳng ở ngoài hành lang », mô tả nhiều diễn biến bất thường, mà tờ báo gọi là « siêu thực » của một số lãnh đạo chủ chốt trong đảng Xã hội cầm quyền, sau một loạt diễn văn « không có gì bất ngờ ». Sau đại hội, bộ phận cánh tả của đảng Xã hội cánh tả cầm quyền vẫn tiếp tục giữ nguyên các bất đồng với lực lượng chủ lưu của đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét