Ông Du Chính Thanh, một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị
của Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại
Hà Nội hôm 26/12/2014. AFP photo
Your browser does not support the audio element.
Hội nghị Trung ương 10 Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra ở Hà Nội
nhằm quyết định một số vấn đề quan trọng cho Đại hội lần thứ 12 sẽ diễn
ra vào năm tới. Sự kiện này có những gì đáng chú ý và có thể đáp ứng kỳ
vọng phát triển và bảo vệ độc lập- chủ quyền của đất nước hay không?
Vẫn như cũ
Đối với những người quan tâm đến tình hình chính trị tại Việt Nam thì
Hội nghị Trung ương 10 bắt đầu từ ngày 5 tháng giêng và kéo dài trong
một tuần lễ đến ngày 12 tháng giêng này cũng không có gì mới mẻ.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói về điều này như sau: Theo tôi cũng như từ trước đến nay thôi, Hội nghị Trung ương là để
xác định những văn kiện đưa ra Đại hội 12 thôi, đồng thời để chuẩn bị
nhân sự cho Đại hội 12. Chỉ có 2 vấn đề thế thôi.
Từ Đà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng có một số nhận định về Hội nghị Trung ương 10 đang diễn ra ở Hà Nội như sau: Dư luận cũng nói đến việc họp chậm so với kế hoạch, và người ta
cũng chú ý đến chuyến thăm của ông Du Chính Thanh- chủ tịch Ủy ban Chính
Hiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và chắc chắn điều đó có liên quan đến
việc bố trí nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó thật đáng buồn.
Đại hội nào vấn đề nhân sự cũng phải thông qua Trung Quốc hết! Ít nhất
nói một cách khiêm tốn là chịu ảnh hưởng rất nặng nề của phía Trung
Quốc. Đó là một chuyện và chuyện thứ hai theo như thông báo là đề cử
nhân sự cho Đại hội 12. Kỳ này ngay trong Đảng, các ông cũng không dân
chủ gì cả: giới thiệu từ trên xuống; ở cấp nào thì phải theo Ban Chấp
hành cũ của cấp đó giới thiệu mới được chứ đâu có quyền tự ứng cử. Theo
tôi nghĩ, các vị ấy không dám dân chủ ngay trong Đại hội Đảng chứng tỏ
sự áp đặt rất nặng nề mà có thể sự áp đặt nặng nề đó có sự ảnh hưởng của
Trung Quốc.
Theo tôi cũng như từ trước đến nay
thôi, Hội nghị Trung ương là để xác định những văn kiện đưa ra Đại hội
12 thôi, đồng thời để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12.
– Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì cũng như những kỳ đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam trước đây, phía Trung Quốc bao giờ cũng cử những quan
chức của họ sang trước kỳ đại hội nhằm có những tác động có lợi cho họ,
và lần này cũng thế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu về điều
này: Chúng ta đều biết từ trước đến nay, cứ Việt Nam sắp có đại hội-
Đại hội Đảng lần thứ 10, 11, 12 gì, đều có dồn dập các chuyến của cán bộ
cao cấp, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc sang, mục đích không khỏi là để
thăm dò xem cơ cấu nhân sự như thế nào và ai sẽ là tổng bí thư. Tất
nhiên họ không phải chỉ thăm dò xem xét mà họ cũng có cách của họ để gây
sức ép phải bố trí tổng bí thư hợp với họ. Họ đều có mưu đồ ấy. Nhưng
vấn đề này còn tùy Hội nghị Trung ương bỏ phiếu như thế nào. Đấu đá nội bộ
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng cho rằng lý do hội nghị lần này
diễn ra chậm vì có sự thiếu nhất trí trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Đây cũng là điểm được chia sẻ bởi tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Đấu đá thì rất rõ rồi. Các ông ấy muốn giấu cũng không giấu được.
Người ta đùa nói rằng lúc Cụ Hồ viết di chúc nói phải bảo vệ sự đoàn kết
của Đảng như bảo vệ con ngươi (trong mắt); nhưng người ta thấy ‘con
ngươi’ chẳng ngon lành gì cả. Tức cũng muốn che đậy sự mất đoàn kết
nhưng không thể che đậy được nữa rồi; nhất là qua cái chết của một số
người đặc biệt bệnh nặng của ông Nguyễn Bá Thanh kỳ này không che giấu
được sự mâu thuẫn nội bộ một cách rất gay gắt. Mong đợi
Trước một sự kiện chính trị như Hội nghị Trung ương 10 sẽ ra những
quyết định quan trọng về nhân sự điều hành đảng và đất nước trong thời
gian tới, dư luận tại Việt Nam cũng đã có những đồn đoán. Tuy nhiên theo
tiến sỹ Hà Sĩ Phu đây là vấn đề phức tạp khó lường nhưng ông không mấy
tin tưởng vì theo ông thì ai đi chăng nữa cũng sẽ vì quyền lợi cá nhân
và phe nhóm của họ. Tiến sỹ Hà Sĩ Phu có ý kiến: Từ nay cho đến Đại hội diễn biến còn rất phức tạp. Chính các vị
ấy trong nội bộ cũng chưa có thể dám chắc khả năng nào cả. Huống chi
mình là người ngoài chỉ có nghe thông tin gián tiếp thôi, làm sao có thể
có những nhận định chắc chắn gì được vì còn tùy theo tương quan ‘các vị
đấu đá nhau’, bên nào thắng gần đến cuối cùng mới rõ ra được. Chỉ có
điều hy vọng sẽ có một lực lượng ‘vì dân, vì nước’ thay đổi quĩ đạo;
nhưng khả năng đó rất ít, rất ít! Trước hết vì quyền lợi của họ đã gắn
chặt với thể chế này rồi.
Theo tôi nghĩ, các vị ấy không dám dân
chủ ngay trong Đại hội Đảng chứng tỏ sự áp đặt rất nặng nề mà có thể sự
áp đặt nặng nề đó có sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
– Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Dù họ đứng nhóm này hay nhóm khác cũng chỉ để bảo vệ nhóm của họ
mà thôi; chứ tôi nghĩ trong hệ thống cộng sản mà có một người vì dân, vì
nước thật sự thì ít lắm. Người tử tế có chăng là đảng viên ở dưới,
không có quyền chức gì thì còn có tấm lòng; chứ lên đến cấp cao quyền
lợi rất lớn rồi thì chả có người nào tử tế cả. Tôi nói thật với ông như
thế. Đó là về phía nội bộ, chứ còn điều to lớn hơn nữa là bị sự khống
chế bởi phía Trung Quốc. Ví dụ như có một nhân vật nào đó mà có ích lợi cho dân cho nước
thì Trung Quốc họ sẽ diệt ngay, không ‘mọc’ lên được. Do có áp lực rất
lớn từ bên ngoài như thế nên theo tôi khả năng còn ‘tốt’ cho dân tộc ít
lắm; không dám nói không có nhưng khả năng đó, xác suất ít.
Một điểm được thông báo là trong kỳ hội nghị trung ương 10 sẽ có việc
lấy phiếu tín nhiệm các vị trong Bộ Chính trị, Ban Bí Thư. Việc làm này
cũng không được mấy tin tưởng như quốc hội từng làm. Thiếu tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh phát biểu về điều này: Đây đúng là điểm mới nhưng còn chờ xem bởi vì nói thế nhưng rồi có
công bố không và bỏ phiếu tín nhiệm những ai thì điều đó còn giữ bí
mật, chưa biết như thế nào. Hướng đi
Đối với những người quan tâm đến tình hình đất nước như thiếu tướng
Nguyễn Trọng Vĩnh và tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì cần phải có những thay đổi
cần thiết và triệt để chứ không thể cứ nói suông và làm theo cách như
bấy lâu nay.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có ý kiến như sau: Chính phủ có tuyên bố đẩy mạnh phát triển kinh tế, không biết kết
quả như thế nào. Nhưng từ trước đến nay do sai lầm cho nên mới tụt hậu
như bây giờ.Tình hình kinh tế và mọi mặt của đất nước sa sút như bây giờ
là do sai lầm từ trước cho đến nay.
Tình hình đất nước Việt Nam hiện nay được nhìn nhận là ‘vô vàn khó
khăn’ trong tất cả mọi lĩnh vực, người dân trông chờ vào khả năng lèo
lái của những người nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên theo nhận định của
những vị quan tâm đến tình hình đất nước mà quí thính giả vừa nghe thì
khó có thể lạc quan vào lúc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét