Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Từ ‘Người Mỹ xấu xí’ đến ‘Người Trung Quốc xấu xi’

DCVOnline

David Volodzko | Trà Mi lược dịch

chineseNhững câu chuyện gây sốc về hành vi của du khách Trung Quốc cần được cân nhắc trong bối cảnh.
Trẻ en TTQ mặc quần hở đũng. Nguồn OntheNet
Trẻ en TQ mặc quần hở đũng. Nguồn OntheNet
Người ở Hoa lục có phải là du khách tồi tệ nhất thế giới không? Tin tức gần đây về các hành vi không thể chịu nổi của hành khách Trung Quốc trên một chuyến bay sẽ xác định điều này. Và nếu bạn chưa nghe về những câu chuyện đó thì chúng gần như là chuyện không thể tin được.


Vài chuyện nổi bật gồm việc một gia đình (Hoa lục) để con của họ ngồi đại tiện ngay trên lối đi trong một chuyến bay quốc tế, nhưng họ vẫn còn thua một gia đình  khác đã để cho con của họ phóng uế ngay trên ghế ngồi, rồi còn chuyện ẩu đả trên máy bay vì một đứa trẻ bướng bỉnh, chuyện một hành khách đã mở cửa khẩn cấp để hít thở không khí trong lành, và chuyện một nữ hành khách TQ đã hắt nước sôi vào mặt của một tiếp viên hàng không và cho biết cô sẽ tự tử trong khi chồng cô thì đe dọa cho nổ tung máy bay vì họ không thích chỗ ngồi của mình.
Một phần của vấn đề chính là những tình tiết rất kinh khủng của những câu chuyện đó. Hình ảnh sống động (kinh hoàng) trong câu chuyện làm cho người đọc dễ nhớ khi người ta nghĩ về hành khách Hoa lục hoặc thậm chí chỉ đơn giản khi người ta nghĩ về Trung Quốc. Rồi sau đó người ta dùng các trường hợp như vậy để đánh giá về những nhóm lớn hơn nhiều; đó là một ví dụ về những gì Tversky và Kahneman gọi là phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách đánh giá kinh nghiệm, và tìm giải pháp qua thử nghiệm và rút tỉa khuyết điểm sẵn có, và đó là một bước tạo nên thành kiến. Vì vậy, chúng ta phải tự hỏi, có phải những hành vi nêu trên là đại diện thực sự hợp lý của các ưng xử của người Trung Quốc hay không?
Lời giải thích phổ biến nhất mà tôi thường nghe nói là có tới gần 1,4 tỷ người Trung Quốc, do đó sự việc như vậy thể nào chẳng xảy ra về mặt thống kê. Nhưng đây là một lý luận kém cỏi. Nếu nó chỉ đơn thuần dựa vào con số thì chúng ta phải thấy bốn lần nhiều nhơn những sự kiện quái đản như trên trong thế giới của 81 phần trăm không phải là người Trung Quốc chứ. Mặt khác, ngụy biện bằng con số còn bất lợi hơn nữa khi người ta chỉ nhìn vào số du khách bằng đường hàng không, vì thực ra không có nhiều người Trung Quốc có đủ khả năng chi tiền mua vé máy bay. Thật vậy, theo Tổ chức Lao động Quốc tế, trong năm 2012, mức lương trung bình hàng năm ở Trung Quốc là ít hơn 5.000 đô-la.
Một giải thích khác là mỗi quốc gia đều có một số những người thô lỗ, lý luận như thể không có gì đặc biệt là Trung Quốc về điều đó cả. Nhưng thực ra có. Sự cô lập của Trung Quốc chỉ mới kết thúc khi có cuộc cải cách vào năm 1978 và mãi đến năm 1997 thì người Hoa lục không du lịch đâu xa hơn là Hồng Kông, Ma Cao, và vài nơi ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, một số các cá nhân, như người hành khách đã mở cửa khẩn cấp của máy bay vì muốn hít thở không khí trong lành vì chưa bao giờ ông ta thấy bên trong của một phi cơ và không hiểu về cách ứng xử bình thường trên máy bay.
Còn về mặt đại tiện và tiểu tiện khơi khơi thì hành vi đó rất là Trung Quốc. Người ở TQ đại lục dạy trẻ con của họ đạivà tiểu tiên bằng cách cho chúng mặc quần hở đũng để chúng thoải mái phóng uế ở nơi công cộng. Các bậc cha mẹ còn điều kiện hóa con cái của họ để chúng đại hay tiểu tiện bằng cách xi cho chúng poo pee, cho đến khi chúng chỉ đái ỉa khi được cha mẹ xi. Đó là một giải pháp thông minh để dạy tiết dục cho tre thơ và cũng vệ sinh hơn so với việc dùng tã, không những chỉ bẩn và tốn kém mà còn có thể gây viêm da nặng. Vấn đề là, việc xi trẻ như thế không thích hợp với môi trường đô thị và sau đó đã dẫn đến những trường hợp có hành vi đáng xấu hổ (ở đây,ở đây, ở đây, ở đâyở đây).
Rồi còn có những trường hợp ngược đãi hay bạo lực. Chắc chắn, hung hăng không phải là đặc tích chỉ có với người Trung Quốc. Thực tế, Trung Quốc có tỷ lệ giết người thấp nhất thế giới. Nhưng cho dù đó là một sản phẩm của Hội chứng Tiểu Hoàng đế hoặc một cái gì đó khác hoàn toàn, nhiều du khách Trung Quốc đã không tôn trọng phong tục địa phương và nhầm lẫn giữa việc không hài lòng hoặc bị bất tiện với sự phẫn nộ về đạo đức. Và đó chính là vấn đề. Nó không chỉ đơn giản là họ đã làm hôi thối cả cabin hoặc phàn nàn về chỗ ngồi, nhưng chính là sự kiêu ngạo mà những hành khách Trung Quốc đã thể hiện.
Như vậy thì sao? Trung Quốc chắc chắn sẽ không quay trở lại thời biệt lập và với sự mở của hơn và mức cải thiện nền kinh tế ở đại lục sẽ có nhiều hành khách lần đầu đi máy bay hơn và tập quán của họ sẽ khiến chúng ta khó mà bằng lòng. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế dự tính số lượng hành khách trên toàn cầu sẽ tăng 31 phần trăm từ 2012 đến 2017 và các yếu tố lớn nhất trong mức tăng này sẽ là hành khách Trung Quốc, cung cấp gần một phần tư số hành khách mới trên thế giới. Tiếp viên hàng không, không còn nghi ngờ gì, sẽ rất bận rộn. Nhưng các cá nhân có liên quan đến sự vụ đã bị phạt, bị công khai bêu xấu, và chính phủ Trung Quốc thậm chí còn xét đến việc cấm không cho họ dùng đường hàng không, một biện pháp vượt ra ngoài những gì hầu hết người Mỹ coi là công bằng.
Nói cách khác, phản ứng của chính phủ và các cuộc đối thoại quốc gia phản ảnh một giải pháp vừa hợp lý vừa thông minh. Xã hội Trung Quốc có vấn đề, nhưng họ đang tìm cách giải quyết. Họ hầu như không cần đến người phương Tây phải nói đểu mỗi khi có một câu chuyện mới. Có lẽ chúng ta đểu vì chúng ta thích miệt thị những người nhà giàu mới. Châu Âu đã từng khinh khỉnh với người Mỹ hồi mới phất và bây giờ đến lượt phương Tây lại khinh thường người Trung Quốc. Và có lẽ đó là lý do tại sao, dù có cảm giác ghê tởm, chúng ta cũng cần có nỗ lực vượt qua nỗi tự cao tự đại để xét lại về người Trung Quốc xấu xí – sau cùng, cách đây không lâu lắm chúng ta đã từng được nghe điều tiếng về những người Mỹ xấu xí hay sao.
“Văn hóa móc mũi” thường ngày ở Hoa lục (Hình chụp ở Nam Kinh). Nguồn: due-east.org
“Văn hóa móc mũi” thường ngày ở Hoa lục (Hình chụp ở Nam Kinh). Nguồn: due-east.org
David Volodzko là bỉnh bút về văn hóa cho nhiều tạp chí kể cả Nguyệt san Washington, openDemocracy, và 10 Magazine.
© 2015 DCVOnline

Nguồn: From ‘Ugly American’ to ‘Ugly Chinese’? By David Volodzko. The Diplomat, January 01, 2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét