13/08/2016
Xạ thủ chống tham nhũng (ảnh minh họa).
Nhà thầu Trung Quốc thi công gian dối tại dự án cao tốc
28 nghìn tỉ đồng tiền vay. Theo dõi, lập hồ sơ gian dối này lại là những
nông dân trồng mía, nuôi bò ở Quảng Ngãi, chứ không phải cán bộ ăn
lương nhà nước. Tình trạng dân tố cáo tham nhũng ngày càng giảm đi trong
bối cảnh một phụ nữ Sài Gòn tố thư ký tòa đòi chạy án đã bị xử tù tăng
gấp 5 lần án sơ thẩm. Hiệp hội kiên định chống tham nhũng đề xuất giao
xạ thủ Hoàng Xuân Vinh bắn tham nhũng.
1. Đòi hối lộ dưới 34,8 triệu đồng thì… yên tâm thoát (!)Đằng sau các báo cáo, nhận định tham nhũng vẫn ổn định thực chất là cả một trời “vấn đề”. Hôm qua, các báo loan kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc về cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, cho thấy mức độ chịu đựng tham nhũng của người dân Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Ở TP.HCM, năm 2011 khi bị vòi vĩnh ở mức 5,8 triệu đồng, thì người dân sẽ tố cáo; nhưng đến 2015, người dân chỉ tố cáo khi mức tiền đòi hối lộ trung bình lên tới 34,8 triệu đồng. Năm 2015, chỉ có gần 2,3% người bị vòi vĩnh cho biết đã tố giác hành vi đòi hối lộ của cán bộ chính quyền, trong khi năm 2011 tỉ lệ này là 12,5%. Còn ở Hà Nội, năm 2015 tỉ lệ người tố cáo tham nhũng là 0%.
Tôi đề nghị phê bình nghiêm túc các đồng chí gì đó của Liên Hiệp Quốc đã công bố các con số nói trên. Nó đã cung cấp cho bọn đòi hối lộ, tham nhũng thông tin quá giá trị: Chỉ đòi hối lộ ở mức dưới 34,8 triệu đồng thì yên tâm sẽ thoát được tai mắt giám sát của nhân dân. Người ta đang nói nhiều đến sự mệt mỏi, mất niềm tin của người dân trong công cuộc chống tham nhũng. Giữa lúc đó, xạ thụ Hoàng Xuân Vinh xuất hiện. Những người thuộc trường phái quyết tâm và kiên định chống tham nhũng đã đề xuất để xạ thủ huyền thoại này bắn bách phát bách trúng đối với bọn tham nhũng tàng hình, giấu mình kỹ như hiện nay. Lực lượng chống tham nhũng cũng phải được truyền dạy những phẩm chất, kỹ năng thượng thặng như của tay bắn siêu đẳng Hoàng Xuân Vinh.
Nhưng tôi nghĩ, đó là một đề xuất có “âm mưu” làm thất nghiệp xạ thủ HCV Olimpic, vì rằng sau 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, cả nước phát hiện được… 10 cán bộ, công chức nhận quà biếu và 17 người kê khai tài sản không trung thực. Bắn ai? Xem tại đây
2. Người tố cáo kêu cứu khẩn cấp lên Bí thư Đinh La Thăng
Bị cáo Mai Thị Ngọc Vân. Ảnh: Người lao động |
Bị tuyên án vì đánh nhau với người khác do bức xúc với mức án 9 tháng tù, bị cáo Vân kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt để bán bún kiếm ngày 200 nghìn bốn mẹ con nuôi nhau. Tại phiên phúc thẩm, Viện KSND TP.HCM đề nghị hủy toàn bộ án sơ thẩm do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Nhưng bất chấp, tòa phúc thẩm vẫn tuyên phạt tù bị cáo Vân tăng gấp 5 lần án sơ thẩm.
Cộng đồng mạng hôm qua đã lên tiếng cho rằng bị cáo Vân kêu cứu khẩn cấp đến Bí thư Thăng là rất hợp lý, đúng người đúng việc. Sau khi tố cáo đúng, những đối tượng vi phạm pháp luật, sai phạm trong cơ quan tòa án, người nhà của tòa án đều bị trừng trị, xử lý thì lẽ ra bị cáo Vân phải được ghi nhận công lao chống tham nhũng, phải được xem là tình tiết để giảm án. Tôi nghĩ Bí thư Thăng cũng sẽ nghĩ giản dị, hợp với lẽ đời vậy thôi. Bị cáo Vân cố lên, bình tĩnh sống, động viên các con đến trường chứ đừng nghỉ học giữa chừng. Xem tại đây
3. Việt Nam chưa có các chuyên gia tâm lý
Đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong. |
“Người ta đi thi đấu, anh đi quản lý cái gì, không lẽ sợ người ta trốn ở lại Brasil sao? Đừng biến những cuộc này thành cơ hội giải quyết chính sách của quan chức thể thao” – ĐBQH Đặng Thuần Phong nhấn mạnh. Thưa Bộ trưởng VHTTDL, dân tình mấy hôm nay quá ngán ngẩm với cái cung cách đưa đoàn thể thao đi thi đấu quốc tế mà thiếu HLV và bác sĩ vì các quan chức thể thao đã tranh suất. Tôi nghĩ đã đến lúc Bộ trưởng nên nói gì đó để nhân dân thông cảm, chia sẻ. Chứ như cái cách lý giải của anh Trưởng đoàn thể thao Trần Đức Phấn thì không chỉ ĐBQH Phong mà ngay những người dân bình thường nhất cũng sẽ nghĩ nói nước mình chưa có chuyên gia tâm lý là xúc phạm ngành đào tạo tiến sĩ cấp học viện và cấp trên học viện ghê lắm đấy! Xem tại đây
4. Nông dân Quảng Ngãi lập hồ sơ gian dối của nhà thầu Trung Quốc
Xe tải chở đất bùn khai thác trái phép tại lòng hồ thủy lợi Hố Dọc để đôn nền đường cao tốc. Ảnh: Thanh Hải/ Lao Động. |
Ông Phạm Tấn Lực – người dân địa phương đã viết đơn tố giác hành vi gian dối của nhà thầu Trung Quốc tại dự án xây dựng đường cao tốc. Ảnh: Thanh Hải/ Lao Động. |
Câu hỏi là, các cơ quan, cán bộ được nhà nước trả lương để kiểm tra, giám sát công trình này ở đâu, làm gì? Câu trả lời không khó, tuy nhiên tôi nghĩ trách nhiệm đó thuộc về cơ quan điều tra. Nhưng nhân dân thì “thống nhất nhận định” (kiểu mẫu câu “các nhà khoa học thống nhất nhận định cá nhiễm phenol vẫn ăn tốt”) nếu không có sự tiếp tay, chia chác bởi những kẻ gian mang quốc tịch chủ dự án thì nhà thầu Trung Quốc làm sao gian dối được. Xem tại đây
5. Bổ nhiệm họ Vũ ở Bộ Công có dấu hiệu vụ lợi
Ông Vũ Đình Duy tại buổi trao quyết định làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng. |
Mạnh mẽ hơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, việc bổ nhiệm ông Vũ Đình Duy về làm Cục Phó Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là “có vấn đề”. Đưa người từng làm doanh nghiệp về thẳng làm lãnh đạo cục cho thấy có dấu hiệu vụ lợi trong bổ nhiệm. Ông Duy chưa từng là công chức nhà nước thì sao lại đưa về làm Phó Giám đốc Sở Công Thương rồi sau đó là Cục phó tại Bộ Công như thế được. “Việc bổ nhiệm như vậy vi phạm các quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng ” ông Hải nói.
Thấy gì từ vụ Vũ Đình Duy thoát doanh nghiệp thua lỗ nghìn tỉ về làm Phó giám đốc Sở Công Hải Phòng? Mới hôm trước có phát ngôn thanh minh trong 8 vị phó một sở ở Thanh Hóa có một vị do trung ương gửi về. Tình trạng “cấy gửi” cán bộ kiểu ấy nói thật, chỉ bàn tay mấy anh cấp vụ, cấp cục không làm nổi đâu. Nhưng bàn tay cấp nào nhúng vào thì nói thật nhà em biết nhưng không tiết lộ. Xem tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét