Lê Diễn Ðức -Nguoiviet
Trong tình hình các diễn biến quanh sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào khu vực thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một số người đưa ra nhiều nhận định về thời cuộc, trong đó có người cho rằng, có thể “đây là một trong những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của chính trị Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua.”Tôi thì không nghĩ như thế. Ðây là một sự kiện nóng, có thể làm thay đổi tư duy của dân chúng về vấn đề lãnh thổ bị Trung Quốc xâm chiếm, nhận diện rõ hơn bộ mặt “nối giáo cho giặc” của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, nhưng là “bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển chính trị” thì không.
Ðiều đáng nói là khó có thể xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, dù là cục bộ trên biển. Trước hết, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang bám lấy Trung Quốc về ý thức hệ để giữ quyền lực, duy trì sự thống trị độc đảng. Mặt khác họ đã bị gắn chặt với Trung Quốc bằng các lợi ích kinh tế từ các dự án của Trung Quốc ở Việt Nam. Tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam khó lòng thoát khỏi vòng kim cô kinh tế này.
Trung Quốc tuy mạnh hơn và hung hăng nhưng sách lược của họ là chơi và lấn ép một Hà Nội luôn ở thế yếu, gặm nhấm dần lãnh thổ và đẩy Việt Nam vào vòng lệ thuộc mà không cần chiến sự. Cuộc xâm thực mềm bằng thuê 50 năm gần 300 hécta rừng đầu nguồn của Việt Nam, kiểm soát hơn 90% tổng thầu các dự án quốc gia, hàng chục ngàn công nhân sang lao động bất hợp pháp… – thậm chí còn nghiêm trọng hơn bất kỳ sự lấn chiếm lãnh hải nào. Bởi vì nó được thực hiện, tuy tốn kém, nhưng hợp pháp với sự tiếp tay của Hà Nội.
Nếu có chiến tranh, Trung Quốc sẽ mất rất nhiều. Họ có thể thắng Việt Nam trên biển, nhưng trên đất liền, sẽ lao đao, lận đận vì truyền thống chống ngoại xâm bất khuất và sự phản kháng bằng cuộc chiến tranh nhân dân của người Việt.
Sự kiện giàn khoan HD -981 sẽ khó có thể làm thay đổi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ðây là mối quan hệ hữu cơ giữa hai đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa, đã được ghi nhận bằng nhiều văn kiện mà quan trọng nhất là tuyên bố chung Việt-Trung giữa Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng với Chủ Tịch Hồ Cẩm Ðào năm 2011. Trong đó “khẳng định tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu của hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước, cần hết sức gìn giữ và không ngừng phát huy mạnh mẽ.”
Sự tồn tại của đảng và duy trì độc quyền lãnh đạo là cơ sở tối thượng cho mối quan hệ, cho nên vấn đề lãnh thổ cũng bị nhân nhượng. Sự ngang ngược của Trung Quốc lần này sẽ không làm nhà cầm quyền Việt Nam thức tỉnh. Bởi vì họ không ngủ vùi, không u mê, họ có ý thức rất rõ về chính sách của mình. Sự phản đối dối trá của họ là bắt buộc để mị dân.
Rốt cuộc rồi họ sẽ xử lý sự việc thông qua đàm phán, thoả -> thỏa hiệp và cục diện sẽ chẳng có gì thay đổi. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 coi như sự đã rồi. Ðây là mưu đồ sâu xa nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Ðông, mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là kinh tế, nên Trung Quốc cũng quyết không lùi.
Sự không thực tâm của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam còn chứng tỏ thái độ của họ đối với các cuộc biểu tình yêu nước. Nhà cầm quyền không hề có ý định hợp thức hoá -> hóa các cuộc biểu tình. Bật đèn xanh cho cuộc biểu tình trong ngày 11 tháng 5 với chỉ mục đích phá rối, quấy nhiễu, thể hiện rõ ràng qua việc cướp micro của các vị trí thức trước nhà hát thành phố Sài Gòn, hay mang những khẩu hiệu chẳng ăn nhập gì với nội dung cuộc biểu tình như “Ðảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh muôn năm,” “Sống, học tập, chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại.”
Các cuộc biểu tình tự phát của công nhân trong các khu công nghiệp ở Bình Dương và Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã bị phá hoại, kích động bởi những phần tử du côn, biến thành cuộc bạo loạn. Sự làm ngơ của cảnh sát và công an cho phép suy ra rằng, chúng được nhà chức trách địa phương nhắm mắt làm ngơ. Cho đến khi tình hình trở nên phức tạp, vượt tầm kiểm soát, thì nhà cầm quyền mới điều động quân đội tới can thiệp.
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục giam cầm những người chỉ vì cái “tội” xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược như Nguyễn Văn Hải (Ðiếu Cày), Tạ Phong Tần, Luật Sư Lê Quốc Quân, Ðinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh Hằng và gần đây bắt giam Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)…
Những động thái trên đây cho thấy nhà cầm quyền không thay đổi thái độ chính trị, vẫn tiếp tục chính sách đàn áp những ai có tư tưởng chống Trung Quốc. Cho nên, nói bật đen xanh cho biểu tình chống Trung Quốc là cơ hội cho các cuộc biểu tình được hợp thức hoá -> hóa là không đúng. Luật biểu tình vẫn chưa có một tín hiệu nào cho thấy sẽ được ra đời, mặc dù quyền biểu tình được hiến pháp bảo hộ.
Lời kêu gọi chung trên các mạng xã hội, mà nổi bật là bài viết của Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập và là nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền, kêu gọi cả nước xuống đường trong ngày 18 tháng 5, đã bị cấm đoán, ngăn cản. Những người từng tham gia các cuộc biểu tình ôn hoà -> hòa trước đây bị an ninh kìm cặp, theo dõi. Nhiều người chưa kịp tham gia biểu tình đã bị bắt giữ, hành hung.
Nhà báo Phạm Chí Dũng viết:
“Nếu chiếu theo quyền được tự do lên tiếng và quyền phản đối chính đáng của người dân đối với vấn đề sự can thiệp của Trung Quốc, thì không lý do gì ngăn chặn, khống chế và cô lập người dân, để người dân không xuống đường biểu tình. Ðây không phải là biểu tình để lật đổ chế độ, lật đổ đảng cầm quyền, mà đây là sự phản kháng chính đáng của người dân đối với Trung Quốc.
Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đã ký công điện không cho các tầng lớp nhân dân không tham gia tuần hành, biểu tình. Ðây lại thêm một bước lùi nữa trong mối tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy thêm một lần nữa, một bộ phận trong Nhà Nước Việt Nam biểu lộ thái độ nhu nhược, chủ hòa và có thể dẫn tới chủ bại đối với Trung Quốc. Và như vậy, đó chính là họa diệt vong mất nước.”
Công khai nhìn nhận Trung Quốc là kẻ thù là điều không tưởng đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay.
Mặc dù trong lịch sử, Trung Quốc luôn luôn có tham vọng tìm bành trướng xuống phía nam, khống chế Biển Ðông và biến Việt Nam thành một nước chư hầu. Chúng đã từng đô hộ Việt Nam gần một ngàn năm, từng xua quân xâm lược Việt Nam nhiều lần, ngay cả lúc Việt Nam đang đứng chung một phe xã hội chủ nghĩa: cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 và xâm chiếm Trường Sa năm 1988. Hiến pháp năm 1980 đã ghi bành trướng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Nhưng những cái bắt tay tại Hội Nghị Thành Ðô năm 1990 đã vô hiệu hoá -> hóa tất cả, mở toang cửa trước mời Trung Quốc vào nhà.
Trong tình hình sôi động này mà Vũ Ðức Ðam, phó thủ tướng, nói:
“Ðối với nước bạn láng giềng Trung Quốc, phương châm quan hệ giữa hai nước đã được lãnh đạo đảng và nhà nước hai nước đưa ra phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng. Phía Việt Nam luôn luôn thực tâm, chân thành và nỗ lực hết sức để phấn đấu xây dựng mối quan hệ dựa trên phương châm 16 chữ vàng. Và chúng ta cũng mong rằng phía Trung Quốc cũng như vậy.”
Trong bối cảnh trình bày trên đây, tôi không nhìn thấy một biến chuyển chính trị nào cả. Bức tranh về sự thay đổi xã hội vẫn mờ mịt. Từ phía nhà cầm quyền vẫn bạo lực, bạo lực và bạo lực. Những thành viên của các nhóm dân sự vẫn bị trấn áp dã man, hết sức khó khăn để hoạt động bình thường
Chừng nào tập đoàn lãnh đạo cộng sản còn cầm quyền, chừng đó lãnh thổ và lãnh hải tiếp tục rơi tay giặc. Viễn cảnh một cuộc Bắc thuộc lần thứ tư của Ðại Hán là khó tránh khỏi, cho dù tinh thần chống ngoại xâm và không khuất phục của dân tộc Việt là bất diệt.
Cuộc đối đầu với kẻ thù xâm lược sẽ được chuyển qua cuộc đối đầu với nhà cầm quyền bán nước. Tuy nhiên cuộc đối đầu này sẽ còn lâu dài và nhiều gian truân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét