Bài đăng trên Tuần Việt Nam, đã bị rút sau đó.
http://www.giapvan.info/2010/01/trung-quoc-la-gi-cua-viet-nam.html
Thứ hai, ngày 18 tháng 01 năm 2010
Tác giả: Giáp Văn Dương
Khi xem xét chiến lược ứng xử với Trung Quốc, có ý kiến cho rằng, với Việt Nam, Trung Quốc đồng thời là: người thầy vĩ đại, người bạn thân thiết và đối thủ nguy hiểm.
Nhìn vào lịch sử quan hệ và những ảnh hưởng qua lại giữa hai nước, thì thấy rằng Trung Quốc đã từng đóng tất cả các vai ấy trong mối quan hệ thăng trầm với Việt Nam.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, nếu coi đây là xuất phát điểm cho chiến lược ứng xử với Trung Quốc thì cần phải xem xét lại.
Nếu coi Trung Quốc là người thầy vĩ đại, thì sẽ có xu hướng bắt chước thầy, chịu sự chỉ dẫn của thầy với tư cách học trò. Khi xảy ra tranh chấp, điều đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, thì trò khó lòng có thể thắng được thầy.
Còn nếu coi Trung Quốc vừa là người bạn thân thiết, vừa là đối thủ nguy hiểm thì lại tự mâu thuẫn nhau. Đã là bạn thì không thể là kẻ thù, vì cơ sở của tình bạn là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Còn đã coi nhau là kẻ thù thì không thể là bạn.
Nếu coi Trung Quốc vừa là thầy, vừa là bạn, vừa là đối thủ của Việt Nam, tất yếu dẫn đến những lúng túng và yếu thế trong chiến lược ứng xử với Trung Quốc. Nói cách khác là gây ra bối rối ngay từ khâu lên kế hoạch, nên thua thiệt là điều khó tránh khỏi.
Một nhận định khác cũng thường được nói đến nhiều: Trung Quốc và Việt Nam là anh em “môi hở răng lạnh”. Việc tự coi mình là em đã đặt Việt Nam vào thế bất lợi toàn diện trong quan hệ với Trung Quốc, tất yếu sẽ rất đến những thua thiệt trong ngoại giao, trao đổi văn hóa, thương mại, thậm chí cả trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước, v.v.
Vậy Trung Quốc là gì của Việt Nam?
Đối tác bình đẳng
Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết rằng:
Qua đó có thể thấy, Nguyễn Trãi không coi Trung Quốc là thầy, bạn, hay kẻ thù hoặc kết hợp của cả ba thứ này. Nguyễn Trãi cũng không coi Trung Quốc là anh em với Việt Nam. Ông chủ trương Trung Quốc là một đối tác độc lập, bình đẳng trong quan hệ với Việt Nam về mọi mặt.
Đây là chiến lược sáng suốt của Nguyễn Trãi, dù ra đời đã gần 600 năm. Chủ trương này vẫn còn là kim chỉ nam cho chiến lược ứng xử với Trung Quốc ngày nay, không chỉ trong quan hệ ngoại giao, mà còn cả trong trao đổi văn hóa, thương mại, v.v.
Trong ngoại giao, việc xác định Trung Quốc là đối tác bình đẳng sẽ giúp định ra các chính sách và thái độ đối ngoại đúng đắn, góp phần củng cố vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước, nhất là khi tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có những diễn biến phức tạp.
Trong văn hóa, việc coi Trung Quốc là đối tác chứ không phải là người thầy, bạn bè, đối thủ hay bậc đàn anh sẽ giúp Việt Nam giữ được bản sắc văn hóa của mình trong khi vẫn sàng lọc được những điều hay cần học hỏi.
Trong mậu dịch, Việt Nam đang yếu thế so với Trung Quốc: cán cân thương mại Trung Quốc-Việt Nam đang có những mất cân đối nghiêm trọng. Nhập siêu từ Trung Quốc đang ở mức đáng lo ngại và tăng liên tục: ước tính khoảng 11 tỷ USD năm 2008, so với 200 triệu USD năm 2001. Cơ cấu mậu dịch cho thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tài nguyên và sản phẩm thô, ước tính khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi nhập về chủ yếu hàng công nghiệp. Do đó cần phải có chiến lược điều chỉnh thích hợp, phấn đấu đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại ngang hàng với Việt Nam.
Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện từ xuất phát điểm: coi Trung Quốc là đối tác bình đẳng, chứ không phải là thầy-bạn-đối thủ hay anh-em của Việt Nam.
Việc coi Trung Quốc là đối tác bình đẳng còn giúp Việt Nam tận dụng được sức mạnh của hệ thống pháp lý và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Vì một lẽ đơn giản, tất cả các nước đều bình đẳng trước các cam kết và hệ thống pháp lý quốc tế. Và cộng đồng thế giới ủng hộ sự bình đẳng này.
Do đó, Việt Nam cần phải nương vào nguyên tắc bình đẳng và sự hỗ trợ này để vươn lên vị trí bình đẳng toàn diện trong quan hệ với Trung Quốc.
Bước vào thập kỉ mới – thập kỉ bản lề ẩn chứa nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của Việt Nam, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc – câu hỏi Trung Quốc là gì của Việt Nam cần phải được trả lời dứt khoát: Trung Quốc là đối tác bình đẳng với Việt Nam trên mọi lĩnh vực, chứ không phải là thầy-bạn-đối thủ hay anh-em như nhiều người đã và đang nghĩ.
—
Bài đăng trên Tuần Việt Nam, đã bị rút sau đó.
Từ xưa đến
nay, quan hệ Việt-Trung luôn phức tạp. Để có chiến lược ứng xử thích
hợp, đã đến lúc phải thẳng thắn trả lời câu hỏi: Trung Quốc là gì của
Việt Nam?
Định vị lại Trung QuốcKhi xem xét chiến lược ứng xử với Trung Quốc, có ý kiến cho rằng, với Việt Nam, Trung Quốc đồng thời là: người thầy vĩ đại, người bạn thân thiết và đối thủ nguy hiểm.
Nhìn vào lịch sử quan hệ và những ảnh hưởng qua lại giữa hai nước, thì thấy rằng Trung Quốc đã từng đóng tất cả các vai ấy trong mối quan hệ thăng trầm với Việt Nam.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, nếu coi đây là xuất phát điểm cho chiến lược ứng xử với Trung Quốc thì cần phải xem xét lại.
Nếu coi Trung Quốc là người thầy vĩ đại, thì sẽ có xu hướng bắt chước thầy, chịu sự chỉ dẫn của thầy với tư cách học trò. Khi xảy ra tranh chấp, điều đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử, thì trò khó lòng có thể thắng được thầy.
Còn nếu coi Trung Quốc vừa là người bạn thân thiết, vừa là đối thủ nguy hiểm thì lại tự mâu thuẫn nhau. Đã là bạn thì không thể là kẻ thù, vì cơ sở của tình bạn là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Còn đã coi nhau là kẻ thù thì không thể là bạn.
Nếu coi Trung Quốc vừa là thầy, vừa là bạn, vừa là đối thủ của Việt Nam, tất yếu dẫn đến những lúng túng và yếu thế trong chiến lược ứng xử với Trung Quốc. Nói cách khác là gây ra bối rối ngay từ khâu lên kế hoạch, nên thua thiệt là điều khó tránh khỏi.
Một nhận định khác cũng thường được nói đến nhiều: Trung Quốc và Việt Nam là anh em “môi hở răng lạnh”. Việc tự coi mình là em đã đặt Việt Nam vào thế bất lợi toàn diện trong quan hệ với Trung Quốc, tất yếu sẽ rất đến những thua thiệt trong ngoại giao, trao đổi văn hóa, thương mại, thậm chí cả trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước, v.v.
Vậy Trung Quốc là gì của Việt Nam?
Đối tác bình đẳng
Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết rằng:
“Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.“
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.“
Qua đó có thể thấy, Nguyễn Trãi không coi Trung Quốc là thầy, bạn, hay kẻ thù hoặc kết hợp của cả ba thứ này. Nguyễn Trãi cũng không coi Trung Quốc là anh em với Việt Nam. Ông chủ trương Trung Quốc là một đối tác độc lập, bình đẳng trong quan hệ với Việt Nam về mọi mặt.
Đây là chiến lược sáng suốt của Nguyễn Trãi, dù ra đời đã gần 600 năm. Chủ trương này vẫn còn là kim chỉ nam cho chiến lược ứng xử với Trung Quốc ngày nay, không chỉ trong quan hệ ngoại giao, mà còn cả trong trao đổi văn hóa, thương mại, v.v.
Trong ngoại giao, việc xác định Trung Quốc là đối tác bình đẳng sẽ giúp định ra các chính sách và thái độ đối ngoại đúng đắn, góp phần củng cố vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước, nhất là khi tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có những diễn biến phức tạp.
Trong văn hóa, việc coi Trung Quốc là đối tác chứ không phải là người thầy, bạn bè, đối thủ hay bậc đàn anh sẽ giúp Việt Nam giữ được bản sắc văn hóa của mình trong khi vẫn sàng lọc được những điều hay cần học hỏi.
Trong mậu dịch, Việt Nam đang yếu thế so với Trung Quốc: cán cân thương mại Trung Quốc-Việt Nam đang có những mất cân đối nghiêm trọng. Nhập siêu từ Trung Quốc đang ở mức đáng lo ngại và tăng liên tục: ước tính khoảng 11 tỷ USD năm 2008, so với 200 triệu USD năm 2001. Cơ cấu mậu dịch cho thấy Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tài nguyên và sản phẩm thô, ước tính khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi nhập về chủ yếu hàng công nghiệp. Do đó cần phải có chiến lược điều chỉnh thích hợp, phấn đấu đưa Trung Quốc trở thành đối tác thương mại ngang hàng với Việt Nam.
Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện từ xuất phát điểm: coi Trung Quốc là đối tác bình đẳng, chứ không phải là thầy-bạn-đối thủ hay anh-em của Việt Nam.
Việc coi Trung Quốc là đối tác bình đẳng còn giúp Việt Nam tận dụng được sức mạnh của hệ thống pháp lý và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Vì một lẽ đơn giản, tất cả các nước đều bình đẳng trước các cam kết và hệ thống pháp lý quốc tế. Và cộng đồng thế giới ủng hộ sự bình đẳng này.
Do đó, Việt Nam cần phải nương vào nguyên tắc bình đẳng và sự hỗ trợ này để vươn lên vị trí bình đẳng toàn diện trong quan hệ với Trung Quốc.
Bước vào thập kỉ mới – thập kỉ bản lề ẩn chứa nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của Việt Nam, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc – câu hỏi Trung Quốc là gì của Việt Nam cần phải được trả lời dứt khoát: Trung Quốc là đối tác bình đẳng với Việt Nam trên mọi lĩnh vực, chứ không phải là thầy-bạn-đối thủ hay anh-em như nhiều người đã và đang nghĩ.
—
Bài đăng trên Tuần Việt Nam, đã bị rút sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét