DCVOnlne
Jonathan London – Trà Mi lược dịch
Việt
Nam phải thoát ra khỏi những mánh khóe chính trị vô ích và những tuyên
truyên rỗng tuếch. Việt Nam và khu vực không có đủ khả năng chịu đựng
một cuộc xung đột quân sự, và bằng mọi giá phải tránh dùng đến quân đội.
Khủng hoảng Biển Đông đòi Việt Nam phải có sự lãnh đạo đột phá
Những cuộc bạo động gây chết người tuần
trước tại Việt Nam, gây thiệt hại cho sự ổn định và hình ảnh của Việt
Nam, có tầm quan trọng thấp hơn thách thức chính của Hà Nội. Đó là sự bế
tắc chính trị lâu dài. Adam Fforde, một chuyên gia nhiều kinh nghiệm
Việt Nam, đã nhận xét, Việt Nam cho đến bây giờ cho thấy ‟không có trật tự hoặc có ban lãnh đạo có khả năng thực hiện những việc cần phải làm.”
Trên thực tế, Việt Nam hầu như không có lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng
ở Biển Đông lạnh lặn nếu không giải quyết bế tắc chính trị bất lực hiện
tại.
Có thể là quá đơn giản, nhưng sự bế tắc
cho thấy có hai nhóm tập trung quanh bốn nhân vật. Nhóm thứ nhất đứng
sau lưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, người đã mang tai tiếng vì
những vụ tham nhũng; nhóm này được sự ủng hộ của tầng lớp doanh nhân
Việt Nam cũng như công an. Dù là một chính khách có tay nghề, có khả
năng nhất Việt Nam, ông Dũng bị giới đổi mới cho rằng ông không thực sự
là người đổi mới, và không có khả năng thực hiện được những cải cách cơ
chế cần thiết cho Việt Nam.
Nhóm thứ hai ngả về phía bộ ba Tổng bí
thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Đây là những nhân vật bảo thủ, hoặc nhóm
người không muốn thay đổi hiện trạng của Việt Nam. Trong nước, trung
thần của họ phần lớn là người cùng phe, trong giới đảng viên, và quân
đội. Về mặt quốc tế, lòng trung thành với Bắc Kinh là vốn đầu tư lâu dài
của họ, với ý tưởng đó là một ‟đồng chí tốt”.
Sự bế tắc không làm tê liệt nhưng có ảnh
hưởng nghiêm trọng tới năng lực của nhà nước. Thay vì giao tiếp với thế
giới bằng sự tự tin, chúng ta đã thấy một sự im lặng kéo dài. Đảng CSVN
vừa kết thúc Hội nghị Trung ương và chỉ công bố thoáng qua về cuộc khủng
hoảng hiện tại. Thảo luận trong Bộ Chính trị Đảng CSVN vẫn được giữ bí
mật.
Những gì đã xảy ra? Một số bộ phận của
nhà nước đã đối phó với những thách thức một cách dữ dội. Đáng chú ý
nhất là lực lượng bảo vệ bờ biển, nhỏ và kém trang bị hơn lực lượng của
TQ, và phương tiện truyền thông nhà nước của Việt Nam, được bật đèn xanh
công kích Trung Quốc và đã không khoan nhượng. Nhà nước đã tỏ ra thiếu
khả năng hơn trong một số lĩnh vực khác. Vì không có đồng minh, Hà Nội
đã tìm cách chuyển tải quan điểm của họ dến với thế giới bằng cách lợi
dụng lòng yêu nước của quần chúng. Tuy nhiên những nỗ lực của nhà nước
về mặt này yếu kém thấy rõ vì, dù không phải là hoàn toàn, những hạn của
cơ chế độc tài.
Một trong những sự khác biệt lớn giữa
Việt Nam và Trung Quốc là Việt Nam cởi mở hơn (mặc dù vẫn còn đàn áp) về
mặt tranh luận chính trị. Từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, không gian
mạng Việt Nam đã bốc lửa. Và người Việt Nam ở mọi thành phần với quan
điểm đa dạng đã đòi quyền phản đối Trung Quốc một cách ôn hòa. Các cuộc
biểu tình đầu tiên đã được phép tiến hành, nhưng phần nào họ
vẫn còn bị trấn áp. Thay vì là những cuộc xuống đường náo nhiệt, nhà
nước đã dạo diễn và kiểm soát ‟các cuộc mít tinh phản đối” tại nhiều
giảng đường bằng các kịch bản bản mang giai điệu yêu nước đã soạn trước. Hình ảnh chụp được cho thấy một số người tham dự đã ngồi ngủ trong ‟cuộc mít tinh phản đối”.
Nỗ lực của nhà nước trong việc tổ chức
biểu tình chống Trung Quốc trong giới công nhân nhà máy đã vượt ra ngoài
vòng kiểm soát một cách điên cuồng. Nhưng cho đến khi các cuộc bạo loạn
ngưng, người dân Việt Nam đã không nghe được một lời phát biểu nào từ
các nhân vật lãnh đạo. Trật tự xã hội đòi hỏi phải có sự điều hợp và hợp
tác chứ không phải mở toang cửa đẻ cho một quần chúng hoàn toàn thiếu
kinh nghiệm ứng xử về cà hai mặt xã hội và chính trị. Ở không cần phải
đi sâu vào những chi tiết về nhứng hệ quả tệ hại đã gây sự chú ý rộng
lớn trên diễn đàn quốc tế.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, phải có những bước đi táo bạo. Đặc biệt, các diễn biến sau cần phải xảy ra:
1. Càng sớm càng tốt, Hà
Nội phải ra một tuyên bố chính thức. Tuyên bố này phải được truyền hình
trực tiếp và do một nhân vật hàng đầu trình bầy. Chính phủ nên có hai
thông báo, một bằng tiếng Việt trực tiếp gởi đến dân chúng do một người
lãnh đạo, chẳng hạn như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và một bằng tiếng
Anh, do một viên chức cao cấp thạo thiếng Anh. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Hà Kim Ngọc, một người có hiểu biết về ngoại giao phương Tây, có thể là
một ứng viên thích hợp. Những thông báo đó cần giải quyết cả hai mặt
trong nước và trên trường quốc tế của tình hình, giải thích thật minh
bạch vị trí và ý định của Việt Nam nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng bằng
ngoại giao và phương tiện thay vì việc sử dụng sức mạnh. Nếu Bắc Kinh
gởi một tối hậu thư trong những ngày sắp tới thì Hà Nội phải đưa ra một
trả lời rõ ràng và công khai.
2. Ngay lập tức cố gắng
khôi phục lòng tin kinh tế. Cử một ủy ban công tác gồm cả những cố vấn
quốc tế đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề các nhà máy bị hư hỏng,
người bị thương, và những thách thức mà giới quản lý và công nhân của
các công ty nước ngoài bị ảnh hưởng đang phải đương đầu. Khôi phục lòng
tin một cách nhanh chóng là việc hệ trọng. Công tác này cần được thực
hiện để có kết quả vượt quá sự mong đợi.
3. Lãnh đạo nhà nước và
giới lãnh đạo của xã hội dân sự đang thành hình, cả hai, đều có mặt
trong và ngoài chính phủ, cần phải nhập cuộc thảo luận về các điều khoản
về sự tham gia của quần chúng trong giải quyết chính trị của quốc gia
trước cuộc khủng hoảng. Những người đó gồm các viên chức hàng đầu của
chính phủ, những người đại diện của Nhóm 72 trí thức đổi mới, và các
thành viên cao cấp cao của những tổ chức xã hội dân sự hàng đầu. Đây là
chiến lược có nhiều triển vọng và thực tế đó có thể là chiến lược duy
nhất để Hà Nội có thể giành lại quyền kiểm soát câu chuyện trong nước và
đạt được sự đoàn kết cần thiết để tham gia trên trường quốc tế một cách
hiệu quả. Trả tự do cho các tù nhân lương tâm và bày tỏ thực tâm với
Người Việt sống ở nước ngoài sẽ là thông điệp cho thấy Việt Nam đang
thay đổi và Việt Nam là một quốc gia đáng được quốc tế ủng hộ.
4.Việt Nam phải thoát
ra khỏi những mánh khóe chính trị không hiệu quả và những tuyên truyên
rỗng tuếch. Việt Nam và khu vực không có đủ khả năng chịu đựng một cuộc
xung đột quân sự, và bằng mọi giá phải tránh dùng đến quân đội.
Về lâu dài, Việt Nam cần theo đuổi những
hành động chiến lược và ôn hòa, cả hai, bằng những phương tiện ngoại
giao và quốc phòng, để cho Bắc Kinh thấy những hành động vi phạm luật
pháp quốc tế và không tôn trọng nước láng giềng chỉ gây bất lợi cho lợi
ích lâu dài của TQ. Hà Nội cần đẩy mạnh sự tham gia nghiêm túc với cộng
đồng quốc tế, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Cuộc thảo luận không nhằm mục tiêu
kiềm giữ Trung Quốc mà nhằm duy trì trật tự và thinh vượng trong khu
vực.
Tiến sĩ Jonathan D. London là giáo sư
tại Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế tại Đại học Thành phố của Hồng
Kông và thành viên cốt cán của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á. Những ấn
phẩm gần đây của ông kể cả cuốn ‟Chính trị ở Việt Nam Đương đại” (
Palgrave MacMillan 2014). Theo Jonathan London trên twitter @ jdlondon1.
© 2014 DCVOnline
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét