Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Cuộc chiến bị xoá nhòa trong ký ức người Đức

***Bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, do “phe nào” phát động thì hậu quả sau đó là tàn khốc, điêu linh,thống khổ…thiệt hại (không bàn đến những gì thuộc về lý thuyết về chiến tranh) dù là bên thắng hay bên thua – Nhưng Người Mỹ có cuộc nội chiến, nhưng sau đó do ý thức Quốc gia Dân tộc…họ bỏ qua tất cả cả để cùng nhau xây dựng một đất nước như ngày hôm nay, quên đi nối hận thù, quên đi thứ tự hào hay bị sỉ nhục của phe thắng thua, có chăng chỉ thuộc về lịch sử và là một bài học cho thế hệ nối tiếp.
   Người Đức cũng vậy, họ không ăn mày dĩ vãng, khoe khoang cái thời ông cha của họ hùng mạnh “nhất Thế giới” gây chiến tranh, rồi bàn chuyện thua thắng, khi cái  bức tường “ô nhục” bị chính người Đức phá hủy, hơn 20 năm qua người Dân Tây Đức (Tư bản) vẫn đối xử với người Dân Đông Đức (cộng sản) như những người anh em cần giúp đỡ và an ủi vì thảm họa của Quốc gia, không thù hằn nhau cùng đoàn kết để làm cho Quốc gia hùng mạnh, cũng vì cái họa cọng sản cho nên Quốc gia (chung) của Đức phải gánh chịu sự trì trệ nghèo nàn của Đông Đức do chế độ cọng sản bóc lột, nhưng đời sống vẫn tốt dù có khó khăn, nếu không vì cái “của nợ cọng sản” thì hôm nay CHLBĐ phát triển rất mạnh- Mời Bà con xem lại bài này và các ý kiến của độc giả ở blog Bùi văn Bồng:  SUY NGHĨ QUA LA THƯ TỪ LIÊN BANG ĐỨC -Nguyễn nguyên Bình -(Buivanbong)
   Còn cái thứ “ăn mày dĩ vãng” u tối , vỗ ngực tự hào, mơ một giấc mơ siêu thực….thì mãi mãi là kẻ yếu hèn lệ thuộc ngoại bang và chỉ làm tay sai cho kẻ mạnh, muôn năm cất đầu không nổi.
Tảu ngầm Đức ra đầu hàng tại Luân Đôn, năm 1918 (wikipedia.org)
Tảu ngầm Đức ra đầu hàng tại Luân Đôn, năm 1918 (wikipedia.org)

Anh Vũ  -RFI

Một thế kỷ sau, trong hồi ức của người dân Đức hầu như không còn lưu lại những dấu vết của cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên này nữa cho dù hậu quả để lại của nó quá khốc liệt.
Hai triệu binh sĩ đã bỏ mạng trên chiến trường, đó là chưa kể nỗi thống khổ của người dân phải chịu đựng sau cuộc chiến. Kỷ niệm về cuộc bại trận này chỉ được nhắc lại chủ yếu ở bên ngoài nước Đức và một lần nữa, lịch sử nước Đức lại thêm một nỗi đau khác lớn hơn, đó là thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 năm 1945, một cuộc đại chiến do nước Đức Quốc xã phát động.
Người Đức không gọi là « đại chiến » như người Pháp hay Anh mà họ gọi cuộc chiến đó là « tai hoạ của tổ tông ». Nhiều sử gia vẫn cho rằng chính thất bại ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm tiền đề cho việc Hitler lên nắm quyền với tuyên truyền là sẽ rửa nỗi nhục cho dân tộc Đức.

Trong dịp 100 năm cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất này, chính phủ Đức không dự tính tổ chức một hoạt động kỷ niệm nào
Tuy nhiên, ngày 28 tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cắt băng khánh thành một cuộc triển lãm về cuộc chiến này tại Bảo tàng lịch sử Berlin và có tham dự vào một cuộc hội thảo của thanh niên Châu Âu về đề tài này.
Ngày 3/8 tới, Tổng thống Đức Joachim Gauck sẽ tới Alsace cùng với Tổng thống Pháp François Hollande dự lễ kỷ niệm 100 năm Đức tuyên chiến với Pháp. Sau đó, ông sẽ cùng lãnh đạo Bỉ và Anh tới Liège (Bỉ) tham dự các hoạt động kỷ niệm 100 năm sự kiện được đánh giá như là một biến động lớn nhất của lịch sử thế giới trong trong thế kỷ 20.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét