Thưa quí ngài ,bảo tồn ngay trên Đất nước của VN đối với những chiến sĩ VN anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc VN chống Trung cộng như thế đấy- Ai đập phá trên đất của VN, thằng nào con nào???
Danviet
“Trong tương lai gần, chúng ta
phải suy nghĩ nghiêm túc, phải có dự án để bảo tồn, tôn tạo những dấu
tích ghi lại giai đoạn lịch sử đau buồn trong quan hệ với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải có hình thức tôn vinh những chiến sĩ,
đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến biên giới phía Bắc” – Thiếu tướng
Lê Mã Lương (ảnh)- Anh hùng LLVT, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân
sự Việt Nam bày tỏ.
Thiếu tướng Lê Mã Lương
Cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc ghi dấu ấn lịch sử của quân và dân ta, nhưng sử sách lại đề cập khá ít. Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cũng trưng bày hiện vật, tài liệu khiêm tốn. Đây là sự thiếu sót hay vì lý do gì thưa Thiếu tướng?
- Cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc không phải chỉ
diễn ra từ 17.2.1979 rồi kết thúc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình ngày
5.3.1979. Cuộc chiến này kéo dài đến hết năm 1987, nghĩa là nó kéo dài 8
năm. Lịch sử Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc tính từ
1975 đến nay là 40 năm nhưng chúng ta có 12 năm phải chiến đấu để bảo vệ
Tổ quốc, tính cả ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, cả cuộc
xung đột trên Biển Đông.
Ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, phần không gian rộng 250m2
trưng bày cả phần liên quan đến biên giới Tây Nam, với quân tình nguyện
Việt Nam ở Campuchia và 8 năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới
phía Bắc. Với một giai đoạn lịch sử có những đường nét, dấu ấn đặc biệt
thì diện tích trưng bày trên là khá khiêm tốn. Điều ấy làm cho khách
tham quan không được thỏa mãn khi tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến tranh
biên giới Tây Nam và cuộc chiến biên giới phía Bắc.Ngay cả tôi với tư cách là nhân chứng, người trực tiếp tham gia vào sự kiện ở biên giới Tây Nam, ở biên giới phía Bắc, khi về làm Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam 13 năm trước khi nghỉ hưu, tôi cũng thấy không thỏa mãn với trưng bày đó. Tôi nghĩ trước mắt chấp nhận nhưng dù sao cũng không thể trưng bày một cách quá mờ nhạt.
Ở nhiều địa phương thuộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc có những địa danh ghi dấu tội ác của quân xâm lược, có những địa danh ghi dấu sự đấu tranh anh dũng của quân và dân ta. Thế nhưng ít có nơi nào được bảo tồn, tôn tạo, qua thời gian dấu tích chiến tranh ở những địa danh đó đang bị phai mờ, Thiếu tướng nghĩ sao?
– Khi gặp các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi có đề cập những băn khoăn trên. Thứ nhất, hiện nay trên toàn tuyến biên giới của 6 tỉnh cũ ở phía Bắc (Lai Châu, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai) những dấu vết của cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam bắt đầu từ 17.2.1979 đến năm 1987 hầu như bị xóa đi, hoặc con người ta vì lý do nào đó không quan tâm đến.
Có những dấu tích cần phải được bảo tồn, tôn tạo để không chỉ cho các thế hệ người dân Việt Nam mà cả người Trung Quốc khi sang Việt Nam nhìn thấy cái đó, để họ biết cuộc chiến tranh mà Trung Quốc phát động để xâm lược Việt Nam là cuộc chiến vô nghĩa, chứ không phải là cuộc phản kích, tự vệ như Trung Quốc đã tuyên truyền. Đáng tiếc hiện nay những dấu tích đấy gần như bị quên lãng. Điển hình ngay như ở hang Pắc Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), khi cuộc chiến biên giới xảy ra người Trung Quốc dùng lượng bộc phá lớn phá sập phía trong lòng hang. Sau này chúng ta khôi phục và dần dà nó trở lại nguyên trạng, nhưng những người thuyết minh lại không nói được cho du khách tham quan biết hang lịch sử này từng bị Trung Quốc đối xử thô bạo.
Trong tương lai gần chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc, phải có dự án để bảo tồn, tôn tạo những dấu tích ghi lại giai đoạn lịch sử đau buồn trong quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó Nhà nước cần phải có hình thức tôn vinh những chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống vì cuộc chiến này. Hằng năm vào dịp ngày 17.2, nên có những tổ chức hoặc hoạt động nào đó tại những vùng đã từng xảy ra chiến sự ác liệt.
Đối với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chúng ta giáo dục, tuyên truyền tốt nên đã khắc sâu trong suy nghĩ của thế hệ trẻ. Nhưng đối với cuộc chiến ở biên giới phía Bắc dù cũng rất khốc liệt, sự mất mát, hy sinh anh dũng nhưng dường như hiện nay những hình ảnh đó khá mờ nhạt trong suy nghĩ của giới trẻ. Phải chăng chúng ta chưa công bằng với lịch sử, thưa Thiếu tướng?
– Tôi rất đồng tình với việc thể hiện tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm vừa qua. Cái đó chính là sự tiếp lửa truyền thống, nó thể hiện lòng tự tôn dân tộc từ thế trước truyền sang cho thế hệ sau. Thế hệ trẻ bây giờ có được điều đó là rất đáng mừng, rất hạnh phúc đối với dân tộc chúng ta.
Vì thế, để cho đồng bào cũng như thế hệ trẻ cả nước hiểu rõ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc và cả biên giới Tây Nam, cuộc chiến trên Biển Đông của dân tộc, Đảng và Nhà nước cần phải thể hiện một tinh thần dân chủ. Chính phủ phải có chỉ đạo quyết đoán, trước hết trong sách giáo khoa từ cấp 1 cho đến đại học phải thể hiện được ý chí, tinh thần đấu tranh của chúng ta trong 12 năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Khi làm rõ được điều đó thì sẽ lấy được niềm tin, sự đoàn kết trong dân. Lòng dân sẽ không còn suy nghĩ có điều gì đó không bình thường khi nói về cuộc chiến này.
Thứ hai là phải có hình thức tôn vinh, suy tôn các chiến sĩ, đồng bào đã anh dũng ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc này. Chúng ta cần có lộ trình thật rõ ràng với những chỉ đạo nhất quán. Ngay cả những thông tin của Chính phủ về vấn đề này phải luôn luôn đi trước để định hướng.
Có quan điểm cho rằng khi chúng ta tuyên truyền, đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc rộng rãi, mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với Trung Quốc. Quan điểm của Thiếu tướng ra sao?
– Chúng ta phải khẳng định một điều lịch sử là lịch sử, lịch sử rất công bằng. Lịch sử của dân tộc ta đã có hàng nghìn năm Bắc thuộc. Lịch sử nước ta đã diễn ra các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm khác như với: Nguyên Mông, Nhật, Pháp, Mỹ và những đồng minh của Mỹ như Úc, Canada, Thái Lan, Hàn Quốc…
Sau những cuộc chiến ấy, chúng ta vẫn khép quá khứ lại hướng tới tương lai với chiến lược Việt Nam là bạn với các nước. Chúng ta có hợp tác, có đấu tranh. Như vậy lịch sử không loại trừ bất kỳ một đối tượng nào, một nước nào. Nhưng tôi cho rằng cái gì khép lại đến mức không đề cập đến thì về mặt truyền thống dân tộc là không đúng. Và đối với chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống vì Tổ quốc mà chúng ta không vinh danh họ là có lỗi.
Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét