Thanhnien
(TNO) Sáng sớm 17.2.1979, những quả pháo từ bên kia Trung Quốc nã vào đất Việt Nam có thể khiến nhiều người sửng sốt, nhưng với các chiến sĩ Công an Vũ trang Hà Tuyên (nay là Bộ đội Biên phòng Hà Giang) thì điều này không có gì bất ngờ. Bởi từ trước đó, họ đã đối mặt với vô số âm mưu xâm lấn từ phía Trung Quốc.
Khu vực gần mốc 3 (cũ), nơi Tổ công tác của Đồn Công an nhân dân Vũ
trang Nghĩa Thuận bị lực lượng Vũ trang Trung Quốc bắt cóc trái phép,
tháng 5.1977
Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận (thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Hà Giang) giờ đóng ngay trung tâm xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ, Hà Giang)
cạnh khu chợ mỗi tuần 1 lần tíu tít đông vui và quấn quýt trường học,
trạm y tế, cơ quan hành chính của xã.
Ít ai biết ngày 29.3.1959, tiền thân của đơn vị là Đồn Công an nhân dân Vũ trang Nghĩa Thuận ra đời và đứng chân ngay tại Đồn Na Tro Cai (do người Pháp xây dựng từ trước đây) với nhiệm vụ bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến đường biên dài gần 40 km thuộc 2 xã Nghĩa Thuận, Cao Tả Tùng.
Ít ai biết ngày 29.3.1959, tiền thân của đơn vị là Đồn Công an nhân dân Vũ trang Nghĩa Thuận ra đời và đứng chân ngay tại Đồn Na Tro Cai (do người Pháp xây dựng từ trước đây) với nhiệm vụ bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến đường biên dài gần 40 km thuộc 2 xã Nghĩa Thuận, Cao Tả Tùng.
Mốc giới 18 cũ từ thời Pháp – Thanh phân định biên giới Việt –
Trung, đang được trưng bày tại Đồn Biên phòng Tùng Vài (Quản Bạ, Hà
Giang), sau khi đã cắm mốc mới
Ông Giàng Thìn Lù, nguyên Đồn trưởng Nghĩa Thuận (thời kỳ 1977-1984)
đến giờ vẫn không quên thời điểm 1976-1977, khi ông là Đồn phó Trinh sát
và cả đơn vị ngày đêm đối mặt với tình trạng lính Trung Quốc xâm nhập
vũ trang, xâm canh lấn chiếm khu vực biên giới Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn.
Đỉnh điểm trong thời kỳ này là một đêm đầu tháng 5.1977, tại khu vực mốc 3 (đối diện thôn Hoàng Thèn, Bắc Bố, Trung Quốc) lợi dụng sương mù dày đặc, ỷ thế đông người, lực lượng vũ trang Trung Quốc đã mai phục, bắt cóc, đưa về bên kia biên giới cả tổ tuần tra gồm 6 cán bộ chiến sĩ do Trung úy – Đội trưởng Viên Đình Thượng phụ trách, đang trên đường tuần tra từ thôn Cao Mã Pờ về Đồn Nghĩa Thuận.
Lúc đầu, phía Trung Quốc dụ dỗ, mua chuộc từng chiến sĩ công nhận việc “vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”. Không đạt được kết quả, phía Trung Quốc chuyển sang đe dọa, hành hung, hòng mong chiến sĩ ta công nhận vị trí cột mốc biên giới mà họ mới di chuyển là “đúng thực tế lịch sử”… Trong nhà giam đối phương, các chiến sĩ đã nêu cao khí tiết, kiên quyết đấu tranh vạch trần âm mưu thủ đoạn lấn chiếm, hành động vu khống và đồng loạt tuyệt thực, yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng lịch sử, đưa cột mốc biên giới trở về đúng vị trí ban đầu.
Đỉnh điểm trong thời kỳ này là một đêm đầu tháng 5.1977, tại khu vực mốc 3 (đối diện thôn Hoàng Thèn, Bắc Bố, Trung Quốc) lợi dụng sương mù dày đặc, ỷ thế đông người, lực lượng vũ trang Trung Quốc đã mai phục, bắt cóc, đưa về bên kia biên giới cả tổ tuần tra gồm 6 cán bộ chiến sĩ do Trung úy – Đội trưởng Viên Đình Thượng phụ trách, đang trên đường tuần tra từ thôn Cao Mã Pờ về Đồn Nghĩa Thuận.
Lúc đầu, phía Trung Quốc dụ dỗ, mua chuộc từng chiến sĩ công nhận việc “vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”. Không đạt được kết quả, phía Trung Quốc chuyển sang đe dọa, hành hung, hòng mong chiến sĩ ta công nhận vị trí cột mốc biên giới mà họ mới di chuyển là “đúng thực tế lịch sử”… Trong nhà giam đối phương, các chiến sĩ đã nêu cao khí tiết, kiên quyết đấu tranh vạch trần âm mưu thủ đoạn lấn chiếm, hành động vu khống và đồng loạt tuyệt thực, yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng lịch sử, đưa cột mốc biên giới trở về đúng vị trí ban đầu.
Mốc 504 do Đồn Biên phòng Lũng Làn (Mèo Vạc, Hà Giang) quản lý
|
Sau 10 ngày kiên trì phản kháng, phía Trung Quốc buộc phải trao trả toàn bộ 6 cán bộ chiến sĩ Đồn Công an vũ trang Nghĩa Thuận cùng với vũ khí, trang bị.
5 chọi 40
Bia Tưởng niệm ghi tên các Liệt sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung (Bát
Xát, Lào Cai) hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân Trung Quốc xâm
lược
Lâu nay, cứ nhắc đến Đồn Biên phòng Lũng Làn (Mèo Vạc, Hà Giang) là
người ta nghĩ ngay đến Liệt sĩ – Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Lộc Viễn Tài, người Đồn trưởng đã chỉ huy cán bộ chiến sĩ quyết liệt
đánh trả quân Trung Quốc xâm lược ngay từ mờ sáng 17.2.1979, là người
chặn địch cho thương binh rút vào rừng an toàn và hy sinh khi bắn đến
viên đạn cuối cùng. Nhưng trước ngày 17.2.1979, Lũng Làn cũng đã từng đổ
máu…
Đại tá Lưu Đức Hùng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Giang kể: Trước năm 1979, phần lãnh thổ giữa cột mốc 23, 24 – đoạn III là khu vực rộng gần 6 km2 thuộc bản Lũng Ly (xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc), do Đồn Công an Vũ trang Lũng Làn phụ trách. Đây là nơi đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác nên phía Trung Quốc rắp tâm lấn chiếm. Trong 3 năm (1975-1978), phía Trung Quốc đã 11 lần tổ chức lấn chiếm khu vực này, nhưng đều bị Công an Vũ trang Đồn Lũng Làn và nhân dân các bản Lũng Ly, Lẻo Trá Phìn đấu tranh ngăn chặn, đồng thời đẩy đuổi người Trung Quốc xâm canh, xâm cư lấn chiếm về phía bên kia đường biên giới.
Đỉnh điểm là ngày 10.8.1978, phía Trung Quốc cho 40 “xã viên” công xã Tà Sáy (chủ yếu là lính Biên phòng cải trang) xâm nhập khu vực giữa mốc 23 và 24 hì hục phát cây cuốc đất làm nương. Hành động này bị tổ tuần tra của Đồn Lũng Làn (gồm 3 chiến sĩ Nguyễn Vũ Dương, Hoàng Văn Nở, Nguyễn Văn Định) đang trên đường làm nhiệm vụ phát hiện.
Nhận thấy việc đấu tranh sẽ căng thẳng hơn những lần trước do tương quan lực lượng chênh lệch, cả tổ hội ý chớp nhoáng và quyết định cử chiến sĩ Nguyễn Văn Định quay về đơn vị báo cáo tình hình, xin thêm chi viện. Đồn cử thêm 2 chiến sĩ tăng cường và cả tổ 5 người vừa tiếp cận địa bàn, vừa tuyên truyền giáo dục, ngăn cản hành động lấn chiếm của “xã viên” Trung Quốc.
Đại tá Lưu Đức Hùng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Giang kể: Trước năm 1979, phần lãnh thổ giữa cột mốc 23, 24 – đoạn III là khu vực rộng gần 6 km2 thuộc bản Lũng Ly (xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc), do Đồn Công an Vũ trang Lũng Làn phụ trách. Đây là nơi đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác nên phía Trung Quốc rắp tâm lấn chiếm. Trong 3 năm (1975-1978), phía Trung Quốc đã 11 lần tổ chức lấn chiếm khu vực này, nhưng đều bị Công an Vũ trang Đồn Lũng Làn và nhân dân các bản Lũng Ly, Lẻo Trá Phìn đấu tranh ngăn chặn, đồng thời đẩy đuổi người Trung Quốc xâm canh, xâm cư lấn chiếm về phía bên kia đường biên giới.
Đỉnh điểm là ngày 10.8.1978, phía Trung Quốc cho 40 “xã viên” công xã Tà Sáy (chủ yếu là lính Biên phòng cải trang) xâm nhập khu vực giữa mốc 23 và 24 hì hục phát cây cuốc đất làm nương. Hành động này bị tổ tuần tra của Đồn Lũng Làn (gồm 3 chiến sĩ Nguyễn Vũ Dương, Hoàng Văn Nở, Nguyễn Văn Định) đang trên đường làm nhiệm vụ phát hiện.
Nhận thấy việc đấu tranh sẽ căng thẳng hơn những lần trước do tương quan lực lượng chênh lệch, cả tổ hội ý chớp nhoáng và quyết định cử chiến sĩ Nguyễn Văn Định quay về đơn vị báo cáo tình hình, xin thêm chi viện. Đồn cử thêm 2 chiến sĩ tăng cường và cả tổ 5 người vừa tiếp cận địa bàn, vừa tuyên truyền giáo dục, ngăn cản hành động lấn chiếm của “xã viên” Trung Quốc.
Trung tâm xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc, Hà Giang) từng là nơi tập hợp nhân
dân cùng bộ đội đến các điểm nóng ngăn chặn dân binh Trung Quốc lấn
chiếm đất đai của đồng báo các dân tộc trong xã
Bia Tưởng niệm ghi tên các Liệt sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung (Bát
Xát, Lào Cai) hy sinh trong cuộc chiến đấu đánh trả quân Trung Quốc xâm
lược
|
Trước hành động hung hãn, cả tổ tựa lưng, chắn hậu cho nhau và dùng
báng súng kiên quyết chống trả các đòn tấn công của các đối tượng côn
đồ, đồng thời mở đường phá vây. Đội hình của các “xã viên” liên tục co
vào, giãn ra theo thế chống trả của chiến sĩ ta. Lợi dụng địa thế có
lợi, tổ trưởng Nguyễn Vũ Dương lệnh cho 2 chiến sĩ phóng mình qua vách
đá, lùm cây chạy về đơn vị xin chi viện.
Cuộc chiến đấu của 3 chiến sĩ còn lại diễn ra trong hơn 2 tiếng đồng hồ, khiến nhiều tên côn đồ dính đòn phản công ngã gục. Thấy tổ công tác thấm mệt, các “xã viên” Trung Quốc ào lên tấn công từ 4 phía và dùng dây giật ngã chiến sĩ ta, trói chặt từng người.
Lợi dụng phút sơ hở khi các đối tượng côn đồ túm tụm chặt cây làm đòn khiêng chiến sĩ về phía Trung Quốc, chiến sĩ Hoàng Văn Nở trườn người, cọ dây trói lên cạnh đá sắc làm đứt dây. Sau đó, anh Nở dùng động tác võ thuật hạ tên đang đứng canh, cởi trói giải thoát cho 2 chiến sĩ Dương và Định.
Khi 3 chiến sĩ vừa thoát khỏi vòng vây, cũng đồng thời lực lượng chi viện do Đồn trưởng Công an Vũ trang Lũng Làn chỉ huy, cùng nhân dân các bản gần đó ào lên đấu tranh. Thấy lực lượng ta áp đảo, các đối tượng côn đồ xưng là “xã viên Công xã Tà Sáy” hò nhau tháo chạy về bên kia biên giới…
Mai Thanh Hải
Cuộc chiến đấu của 3 chiến sĩ còn lại diễn ra trong hơn 2 tiếng đồng hồ, khiến nhiều tên côn đồ dính đòn phản công ngã gục. Thấy tổ công tác thấm mệt, các “xã viên” Trung Quốc ào lên tấn công từ 4 phía và dùng dây giật ngã chiến sĩ ta, trói chặt từng người.
Lợi dụng phút sơ hở khi các đối tượng côn đồ túm tụm chặt cây làm đòn khiêng chiến sĩ về phía Trung Quốc, chiến sĩ Hoàng Văn Nở trườn người, cọ dây trói lên cạnh đá sắc làm đứt dây. Sau đó, anh Nở dùng động tác võ thuật hạ tên đang đứng canh, cởi trói giải thoát cho 2 chiến sĩ Dương và Định.
Khi 3 chiến sĩ vừa thoát khỏi vòng vây, cũng đồng thời lực lượng chi viện do Đồn trưởng Công an Vũ trang Lũng Làn chỉ huy, cùng nhân dân các bản gần đó ào lên đấu tranh. Thấy lực lượng ta áp đảo, các đối tượng côn đồ xưng là “xã viên Công xã Tà Sáy” hò nhau tháo chạy về bên kia biên giới…
Năm 1978 có thể nói là thời điểm gian nan nhất của lực
lượng Công an Vũ trang kể từ khi được thành lập, trong đó phải kể đến
địa bàn tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang). Theo thống kê của Ban Chỉ huy
Công an Vũ trang Hà Tuyên, trong năm 1978 đã xảy ra 32 vụ (tại 11 điểm)
phía Trung Quốc lấn chiếm với tính chất hung bạo, khiêu khích ngày càng
rõ rệt.
Ở phía Tây, khu vực Hồ Pả, Mã Tẻn (xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì) nhiều năm bị người Trung Quốc xâm canh trái phép. Ngày 20.7.1978, phía Trung Quốc lén lút di chuyển cột mốc và cho lực lượng vũ trang của họ mai phục, bắt trói tổ công tác 3 người của Đồn Công an Vũ trang Bản Máy, do Thiếu úy Nguyễn Xuân Thiều chỉ huy, đang làm nhiệm vụ tuần tra. Lính Trung Quốc cải trang làm dân thường không chỉ bắt trói, khênh các chiến sĩ Công an Vũ trang về Trung Quốc mà còn la ó, vu khống tổ công tác “vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”. Thấy chiến sĩ ta kiên quyết đấu tranh phản đối hành động bắt người sai trái và thủ đoạn đơn phương di dời cột mốc, lính Trung Quốc xúm lại dùng sống dao và báng súng đánh đập. |
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét