http://www.giaoducvietnam.vn/Ban-doc/Bi-Hanosimex-vat-kiet-suc-hang-tram-cong-nhan-to-chuc-dinh-cong-duoi-mua-post156182.gd
(GDVN) – Hàng trăm công nhân của Công ty Hanosimex tại Hà Nam liên tiếp tổ chức đình công trong hai ngày 06 và 07/3/2015 vì bị giới chủ vắt kiệt sức lao động.
Vào khoảng 8giờ 30 phút sáng nay
(07/03/2015), hàng trăm công nhân thuộc Công ty TNHH MTV Hà Nam –
Hanosimex (Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội) có địa chỉ tại Khu công
nghiệp Đồng Văn II, xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam tiếp tục
tổ chức đình công “đòi tăng lương, giảm giờ làm“.
Trước đó, chiều ngày 06/3/2015, hàng trăm công nhân của Hanosimex Hà Nội cũng tổ chức đình công với mục đích như trên.
Trụ sở Công ty TNHH MTV Hà Nam Hanosimex thuộc Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội. (Ảnh: Duy Phong-Trần Việt).
Theo ghi nhận của phóng viên sáng ngày 07/3, xuất phát từ việc tăng
ca quá nhiều, công nhân không có ngày nghỉ nên dẫn đến tình trạng bức
xúc của họ.
Trao đổi với phóng viên, chị B.T.T, một công nhân nhà máy Hanosimex cho biết : Chúng tôi làm việc tại công ty đã nhiều năm, bị bắt tăng ca là việc thường xuyên, mỗi tuần chúng tôi chỉ được nghỉ một ngày chủ nhật và tính ra một năm tăng ca vào khoảng 600 giờ. Như vậy, không những sức khỏe chúng tôi bị giảm sút mà con cái bị bỏ bê, không chăm lo được…
Được biết, Hanosimex Hà Nam hiện do ông Hồ Lê Hùng làm Giám đốc. Ông
Hùng mới được Tổng Công ty CP Dệt may Hà Nội bổ nhiệm chức Giám đốc từ
tháng 9/2014. Trước đây, ông Hùng từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc
Hanosimex nhiều năm và có vai trò lớn trong việc thực hiện các dự án di
dời nhà máy của Hanosimex từ Hà Nội tới Hà Nam.
Hiện tại, Hanosimex Hà Nam đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với các dự án đã được đưa vào hoạt động, bao gồm các Nhà máy sợi và dệt tại KCN Đồng Văn, Hà Nam.
Vào năm 2010, Hanosimex quyết định đầu tư xây dựng Công ty TNHH một
thành viên Hà Nam – Hanosimex tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, Hà Nam.
Với tổng mức đầu tư 758 tỷ đồng, Hanosimex tại Hà Nam bao gồm có: Nhà
máy sợi 3 vạn cọc, Nhà máy sợi 3 vạn cọc chất lượng cao, 4 nhà máy may
(với công suất 12 triệu sản phẩm dệt kim và 1 triệu sản phẩm dệt
thoi/năm), nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, trụ sở
của công ty.
Trao đổi với phóng viên, chị B.T.T, một công nhân nhà máy Hanosimex cho biết : Chúng tôi làm việc tại công ty đã nhiều năm, bị bắt tăng ca là việc thường xuyên, mỗi tuần chúng tôi chỉ được nghỉ một ngày chủ nhật và tính ra một năm tăng ca vào khoảng 600 giờ. Như vậy, không những sức khỏe chúng tôi bị giảm sút mà con cái bị bỏ bê, không chăm lo được…
Mặc dù trơi mưa và rét nhưng hàng trăm công nhân vẫn tổ chức đình công để đòi quyền lợi. (Ảnh: Duy Phong – Trần Việt). |
Hàng trăm công nhân tại Nhà máy Hanosimex Hà Nam “vây” trụ sở nhà máy vào chiều ngày 6 và sáng 7/3/2015. (Ảnh: Duy Phong-Trần Việt). |
Hiện tại, Hanosimex Hà Nam đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 với các dự án đã được đưa vào hoạt động, bao gồm các Nhà máy sợi và dệt tại KCN Đồng Văn, Hà Nam.
Mặc dù trời mưa nhưng trong 02 ngày 6 và 07/3/2015, các công nhân của nhà máy đều tổ chức đình công để đòi quyền lợi. ((Ảnh: Duy Phong-Trần Việt). |
Điều 4, Nghị định số 45/2013/NĐ-CP, ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định:
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:
a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét