Motthegioi
Ảnh minh họa
Cho
rằng, nền giáo dục Việt Nam đang tụt hậu rất nhiều so với giáo dục thế
giới, các đại biểu tham dự hội thảo cải cách giáo dục đại học cho rằng,
phải cải cách lại giáo dục ngay từ cấp phổ thông chứ không riêng gì hệ
đại học.
Bên cạnh đó, PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM còn cho biết: Việt Nam đang nằm trong nhóm 4 nước có nền giáo dục tụt hậu nhất ASEAN.
Ngược đời trong việc quản trị giáo dục
Ở các nước, năng lực nghiên cứu là tiêu chí đầu tiên để tuyển dụng một giảng viên thì ở VN vấn đề này còn nặng tính hành chính. Tuyển chọn giảng viên còn tuân theo quy trình tuyển chọn công viên chức nhà nước, không có đặc thù của một trường đại học. Thêm vào đó, với mức lương thấp, không đảm bảo được cuộc sống trung lưu đòi hỏi các giảng viên chạy “show”. Vì thế, các giảng viên không còn thời gian và trí tuệ để tập trung vào nghiên cứu khoa học.
Nên bắt đầu từ đâu?
Trong buổi đối thoại, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh – phó viện trưởng Viện Kinh tế và thương mại quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho rằng: Việc đổi mới giáo dục cần phải được đổi mới từ bậc phổ thông. Sinh viên thụ động, thiếu sáng tạo… được hình thành từ bậc phổ thông mà có, đại học không thể thay đổi được. Muốn cải cách giáo dục thì phải thực hiện từ gốc chứ ngọn thì không thể thay đổi được.
Tiến sĩ kinh tế Lương Hoài Nam, đại diện cho doanh nghiệp cũng nói rằng: Việc giáo dục đại học giống như một nhà máy và sản phẩm đầu ra là các sinh viên. Các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của hệ thống giáo dục. Thế nhưng, với các sản phẩm này thì doanh nghiệp “thỉnh thoảng khen, thường xuyên phàn nàn”. Vấn đề phàn nàn ở đây chính là chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp buồn ngay từ vòng phỏng vấn.
Muốn thay đổi trước hết cần sửa đổi những bất cập ngay trong Luật
Giáo dục, GD đại học và các văn bản quy phạm pháp luật. Cần bổ sung thêm
các quy định trách nhiệm cụ thể, bãi bỏ quy chế tự quản. Cuối cùng, cần
kết thúc hình thức “3 chung” để các trường tự tuyển sinh.
Ngoài ra, vấn đề tài chính trong giáo dục đại học cũng được khá nhiều người quan tâm. Theo ông Nguyễn Trường Giang – phó Vụ trưởng Vụ tài chính (Bộ Tài chính), nguồn thu của các trường chủ yếu từ các cơ sở đào tạo. Thế nhưng, mức thu đó chỉ đảm bảo 50-60% chi phí hoạt động. Trong khi đó, các nguồn thu từ khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ đại học chiếm tỷ trọng rất thấp.
Có thể bạn quan tâm
>> Tổng Giám đốc Vietnam Airlines: “Đấy không phải là đồng phục mới của Vietnam Airlines“
>> Nguyên bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng lên tiếng về thông tin “bị trùm bao tải đánh giữa phố“
>> Bí mật về lá thư ông Nemtsov viết 24 giờ trước khi bị ám sát
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các diễn giả lần lượt nói đến các
vấn đề còn nổi cộm trong giáo dục như việc quản trị, tự chủ, tài chính,
chất lượng và số hóa hay việc giảng viên nghiên cứu khoa học… Các diễn
giả đã chỉ ra những mặt còn yếu kém, lạc hậu của giáo dục Việt Nam.>> Tổng Giám đốc Vietnam Airlines: “Đấy không phải là đồng phục mới của Vietnam Airlines“
>> Nguyên bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng lên tiếng về thông tin “bị trùm bao tải đánh giữa phố“
>> Bí mật về lá thư ông Nemtsov viết 24 giờ trước khi bị ám sát
Bên cạnh đó, PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM còn cho biết: Việt Nam đang nằm trong nhóm 4 nước có nền giáo dục tụt hậu nhất ASEAN.
Ngược đời trong việc quản trị giáo dục
GS Ngô Bảo Châu trong phần trình bày Xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học
đã chỉ ra những cái ngược đời của giáo dục đại học. Trong khi các
trường đại học ở các nước tiên tiến tận dụng những nguồn lực bên ngoài
để đổi mới cách giáo dục thì Việt Nam lại tập trung đào tạo các nguồn
nhân lực, các ứng viên do chính mình tạo ra. Việc này sẽ làm cho cách
dạy và học tiếp tục lặp lại phương thức cũ, không có sự đổi mới. Sinh
viên sẽ không được học những cái mới. Dần dà, nền giáo dục sẽ ngày càng
kém, càng giật lùi so với thế giới.
Trong khi các nước luôn dành những chính sách, chế độ ưu tiên để
khuyến khích các giáo sư ngoại quốc đến giảng dạy, không phân biệt giáo
sư trong và ngoài nước thì VN lại không có bất cứ chính sách nào khuyến
khích giảng dạy. Thậm chí, Trung Quốc cũng đã có những chính sách nhằm
thu hút các giáo sư nước ngoài. Thành ra nhiều giáo sư muốn tự nguyện
sang VN giảng dạy thì lại không nhận được bất cứ ưu đãi nào.Ở các nước, năng lực nghiên cứu là tiêu chí đầu tiên để tuyển dụng một giảng viên thì ở VN vấn đề này còn nặng tính hành chính. Tuyển chọn giảng viên còn tuân theo quy trình tuyển chọn công viên chức nhà nước, không có đặc thù của một trường đại học. Thêm vào đó, với mức lương thấp, không đảm bảo được cuộc sống trung lưu đòi hỏi các giảng viên chạy “show”. Vì thế, các giảng viên không còn thời gian và trí tuệ để tập trung vào nghiên cứu khoa học.
Nên bắt đầu từ đâu?
Trong buổi đối thoại, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh – phó viện trưởng Viện Kinh tế và thương mại quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho rằng: Việc đổi mới giáo dục cần phải được đổi mới từ bậc phổ thông. Sinh viên thụ động, thiếu sáng tạo… được hình thành từ bậc phổ thông mà có, đại học không thể thay đổi được. Muốn cải cách giáo dục thì phải thực hiện từ gốc chứ ngọn thì không thể thay đổi được.
Tiến sĩ kinh tế Lương Hoài Nam, đại diện cho doanh nghiệp cũng nói rằng: Việc giáo dục đại học giống như một nhà máy và sản phẩm đầu ra là các sinh viên. Các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của hệ thống giáo dục. Thế nhưng, với các sản phẩm này thì doanh nghiệp “thỉnh thoảng khen, thường xuyên phàn nàn”. Vấn đề phàn nàn ở đây chính là chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp buồn ngay từ vòng phỏng vấn.
Để sản phẩm có chất lượng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải đào tạo
lại. Thế nhưng, DN không chỉ tạo các kiến thức chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ mà nhiều lúc còn phải đào tạo về việc sử dụng chính tả, ngữ
pháp tiếng Việt. Việc cải cách giáo dục cần có sự đồng thuận ở tất cả
các phía và phải có sự nhìn nhận bất cập tốt.
“Nhà nước tổ chức tuyển sinh chung cho tất cả các trường.
Nhà nước chung tất cả các văn bản cho các trường, quy định mô hình cho
các trường giống nhau. Thế thì chúng ta làm sao tự chủ được?”
Nguyễn Quân – Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ĐBQH khóa XI, XII lại
cho rằng bất cập nên xét từ hạn chế của các trường đại học. Giáo dục đại
học Việt Nam thiếu năng lực và sự sẵn sàng. Đội ngũ giảng viên thiếu và
yếu. Đặc biệt, việc “tự túc tự cấp” làm cho lực lượng các trường ngày
càng yếu đi. Ngoài ra, giáo dục đại học còn thiếu sự sẵn sàng, thiếu
trách nhiệm giải trình. Việc minh bạch hóa các thông tin còn miễn cưỡng
và mang tính hình thức.
Ngoài ra, vấn đề tài chính trong giáo dục đại học cũng được khá nhiều người quan tâm. Theo ông Nguyễn Trường Giang – phó Vụ trưởng Vụ tài chính (Bộ Tài chính), nguồn thu của các trường chủ yếu từ các cơ sở đào tạo. Thế nhưng, mức thu đó chỉ đảm bảo 50-60% chi phí hoạt động. Trong khi đó, các nguồn thu từ khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ đại học chiếm tỷ trọng rất thấp.
Cũng theo ông Giang, cần phải sửa đổi chính sách thu học phí phù
hợp. Một trường hợp cụ thể là sinh viên sư phạm được miễn giảm học phí.
Thế nhưng, có một số trường hợp cụ thể nhiều sinh viên sau khi tốt
nghiệp ra trường lại không làm việc trong ngành sư phạm. Vì thế trường
hợp này nên điều chỉnh lại cho phù hợp. Sinh viên học sư phạm sẽ vay học
phí trong quá trình học thay vì miễn giảm hoàn toàn như hiện nay. Nếu
sau khi tốt nghiệp làm việc trong ngành này thì mới có chính sách miễn
giảm.
Trên cả nước có tất cả 433 trường ĐH, CĐ. Trong đó, có 247 trường
công lập và 186 trường ngoài công lập. Số sinh viên trong năm 2014 là
1.662.665 người. Sinh viên công lập là 1.407.864 người, chiếm 84,6%.
Ngoài công lập là 254.804 người, chiếm 15,32%. Mục tiêu của nền giáo dục
là tăng số sinh viên ngoài công lập.
Đối với vấn đề thay đổi học phí, trên cả nước từ năm 1998 – 2009 có mức nâng trần học phí đầu tiên từ 50.000-180.000 đồng/ tháng/ sinh viên. Để đảm bảo chi phí, dự kiến mức học phí sẽ được nâng trần để phù hợp với chất lượng và chi phí giáo dục.
Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học từ năm 2011-2014 cũng có những chuyển bước đáng kể. Năm 2011 số tiền chi cho nghiên cứu khoa học là 144,41 tỉ đồng. Số tiền được nâng cao trong các năm tiếp theo. Cụ thể, năm 2012 là 183,954 tỉ đồng, năm 2013 là 196,616 tỉ đồng. Và năm 2014 là 205,665 tỉ đồng.
Đối với vấn đề thay đổi học phí, trên cả nước từ năm 1998 – 2009 có mức nâng trần học phí đầu tiên từ 50.000-180.000 đồng/ tháng/ sinh viên. Để đảm bảo chi phí, dự kiến mức học phí sẽ được nâng trần để phù hợp với chất lượng và chi phí giáo dục.
Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học từ năm 2011-2014 cũng có những chuyển bước đáng kể. Năm 2011 số tiền chi cho nghiên cứu khoa học là 144,41 tỉ đồng. Số tiền được nâng cao trong các năm tiếp theo. Cụ thể, năm 2012 là 183,954 tỉ đồng, năm 2013 là 196,616 tỉ đồng. Và năm 2014 là 205,665 tỉ đồng.
Phan Diệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét