- EVN
cho biết, nếu tính đúng tính đủ, giá điện sẽ tăng đến hơn 12%. Trong
khi đó, với mức tăng 7,5%, nhiều DN đã lo ngại quá sức chịu đựng khi mới
bắt đầu hồi phục sau khó khăn.
Tăng cao hơn mức 7,5%
Mức tăng giá điện bình quân 7,5% đã được Chính phủ thông qua. Tuy nhiên, mức giá cụ thể cho từng lĩnh vực và bậc thang sẽ được quy định cụ thể sau. Trong đó, rất có thể, giá điện cho sản xuất có mức tăng cao hơn mức bình quân 7,5% kể từ ngày 16/3/2015.
Trong buổi họp báo chiều ngày 6/3, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, ngành sản xuất giá điện sẽ tăng cao hơn mức 7,5%.
Theo ông Trị, mức tăng 7,5% là bình quân, trong đó điện dành cho sinh hoạt hay dịch vụ tăng thấp hơn mức này, còn với lĩnh vực sản xuất sẽ tăng cao hơn. Bộ Công Thương sẽ xây dựng mức tăng giá cụ thể cho từng lĩnh vực trong những ngày tới.
Giải thích thêm, ông Tri cho biết, kể từ lần tăng giá điện trước vào
ngày 1/8/2013, đến nay đã gần 2 năm, thời gian qua nhiều thông số đầu
vào đã biến đổi khiến chi phí sản xuất điện tăng 12% nhưng giá điện chưa
được tăng.
Cụ thể, chi phí sản xuất điện tính từ 1/8/2013 đến 31/1/2015 có giảm 1.657 tỉ đồng do giá dầu, giá khí giảm… nhưng chi phí khác lại tăng mạnh. Cụ thể, than tăng trên 50%, từ 1,06 lên 1,8 triệu đồng/tấn, giá khí cũng tăng qua nhiều đợt, cùng với đó, thuế môi trường tăng, biến động tỷ giá… đã làm tăng thêm chi phí của EVN lên 10.941 tỉ đồng…
Đặc biệt, món lỗ do chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ đến nay vẫn còn treo tới trên 8.000 tỉ đồng.
Vì thế, “nếu giá điện tính đúng, tính đủ thì phải tăng tới 12,8%”, ông Tri nói.
Tuy nhiên, theo tính toán trong kiến nghị của EVN, với mức tăng 9,5% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 3%. Thực tế, với ba phương án do Bộ Công Thương đưa ra, tăng 7,5%, 8,5% và 9,5%, Chính phủ chỉ chấp nhận tăng 7,5%. Mức tăng này sẽ giúp EVN có doanh thu tăng thêm 13.000 tỷ đồng trong năm 2015 và đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 1%.
Trước đó, Bộ Công Thương cho biết, nếu không điều chỉnh tăng giá điện, năm 2015, EVN sẽ lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng. Việc tăng giá 7,5% tương đương với 1.622,05 đồng/kwh, sẽ giành một phần để giảm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá các năm trước để lại mà vẫn đảm bảo khả năng đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và kiểm soát lạm phát mức 5%.
Mới hồi sức đã gặp tăng giá
Trước các con số và giải trình EVN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long một lần nữa đặt câu hỏi về sự minh bạch của giá điên. Vì sao đúng ra giá điện phải tăng tới 12,8% mới bù đắp đủ, nhưng EVN lại chỉ đề xuất tăng có 9,5% và vì sao lại đưa ra thêm phương án tăng 7,5%. Vì sao chỉ tăng 7,5% thì lợi nhuận của EVN đã đạt 1%, tăng 9,5% đạt 3%?
“Vẫn chưa có cơ quan nào đủ tin cậy thẩm định chính xác giá điện. Đến
nay, các thông số về giá điện vẫn chủ yếu dựa vào những số liệu do EVN
cung cấp, còn Bộ Công Thương thì thường đồng ý với các đề xuất của ngành
điện”, ông Long nói.
Ông Long cũng cho rằng, mức tăng giá bình quân 7,5% là cao vì các đợt tăng trước đây chỉ 5-6% thôi.
“Cũng đừng nghĩ chỉ số giá (CPI) đang giảm nên tranh thủ tăng giá là rất sai lầm. Không những thế, lần tăng giá này, các DN sản xuất sẽ chịu mức tăng cao hơn 7,5%, trong khi nhiều DN mới bắt đầu hồi phục. Chắc chắn việc tăng giá điện cao như vậy sẽ tác động đến sản xuất kinh doanh, gây thêm trở ngại cho DN. Còn với người tiêu dùng sẽ phải tăng chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày do giá điện tăng cộng vào giá sản phẩm. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế gặp khó khăn trong quá trình hồi phục”, ông Long phân tích.
Trong khi vấn đề minh bạch giá điện tiếp tục được đặt ra thì câu chuyện về năng suất lao động của ngành điện quá thấp, quản trị kém… khiến chi phí tăng, góp phần đẩy giá điện tăng vẫn chưa được giải quyết. Dù cho EVN công bố năm 2014 năng suất lao động tăng 9% và phấn đấu năm 2015 cũng tăng 9% thì lo ngại về năng suất thấp vẫn không giảm.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam, năng suất lao động của EVN đang thấp nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu lấy giá trị sản lượng 120 tỷ kWh điện phát ra hàng năm trên tổng số lao động là 110.000 người, thì một người trong một năm chưa đạt được 1,1 triệu kWh điện.
Năng suất lao động của EVN hiện chỉ bằng 1/10 Singapore, 3/4 Malaysia và chưa bằng 1/2 của Thái Lan. Năng suất lao động ngành điện thấp là do đang dư thừa lao động. Chẳng hạn, EVN hiện có tới hơn 6.700 nhân viên chỉ thực hiện mỗi công việc ghi chỉ số công tơ bằng tay và điều này khiến hiệu quả công việc thấp. Nếu EVN không đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, thì sức cạnh tranh của DN rất thấp và chi phí về giá điện sẽ còn tăng cao.
Bên cạnh đó, tổn thất điện năng của EVN vẫn cao chưa đạt kế hoạch Chính phủ giao. Năm 2014 tổn thất điện năng của EVN là 8,46% trong khi theo kế hoạch giao là 8%. Tổn thất điện năng cao cũng là yếu tố làm chi phí giá điện không thể giảm và gây ra các tác động buộc phải tăng giá bán.
Trần Thủy
Tăng cao hơn mức 7,5%
Mức tăng giá điện bình quân 7,5% đã được Chính phủ thông qua. Tuy nhiên, mức giá cụ thể cho từng lĩnh vực và bậc thang sẽ được quy định cụ thể sau. Trong đó, rất có thể, giá điện cho sản xuất có mức tăng cao hơn mức bình quân 7,5% kể từ ngày 16/3/2015.
Trong buổi họp báo chiều ngày 6/3, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng, ngành sản xuất giá điện sẽ tăng cao hơn mức 7,5%.
Theo ông Trị, mức tăng 7,5% là bình quân, trong đó điện dành cho sinh hoạt hay dịch vụ tăng thấp hơn mức này, còn với lĩnh vực sản xuất sẽ tăng cao hơn. Bộ Công Thương sẽ xây dựng mức tăng giá cụ thể cho từng lĩnh vực trong những ngày tới.
Theo EVN chi phí sản xuất điện hiện nay đã tăng 12% |
Cụ thể, chi phí sản xuất điện tính từ 1/8/2013 đến 31/1/2015 có giảm 1.657 tỉ đồng do giá dầu, giá khí giảm… nhưng chi phí khác lại tăng mạnh. Cụ thể, than tăng trên 50%, từ 1,06 lên 1,8 triệu đồng/tấn, giá khí cũng tăng qua nhiều đợt, cùng với đó, thuế môi trường tăng, biến động tỷ giá… đã làm tăng thêm chi phí của EVN lên 10.941 tỉ đồng…
Đặc biệt, món lỗ do chênh lệch tỷ giá chưa phân bổ đến nay vẫn còn treo tới trên 8.000 tỉ đồng.
Vì thế, “nếu giá điện tính đúng, tính đủ thì phải tăng tới 12,8%”, ông Tri nói.
Tuy nhiên, theo tính toán trong kiến nghị của EVN, với mức tăng 9,5% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 3%. Thực tế, với ba phương án do Bộ Công Thương đưa ra, tăng 7,5%, 8,5% và 9,5%, Chính phủ chỉ chấp nhận tăng 7,5%. Mức tăng này sẽ giúp EVN có doanh thu tăng thêm 13.000 tỷ đồng trong năm 2015 và đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 1%.
Trước đó, Bộ Công Thương cho biết, nếu không điều chỉnh tăng giá điện, năm 2015, EVN sẽ lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng. Việc tăng giá 7,5% tương đương với 1.622,05 đồng/kwh, sẽ giành một phần để giảm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá các năm trước để lại mà vẫn đảm bảo khả năng đạt mức tăng trưởng GDP 6,2% và kiểm soát lạm phát mức 5%.
Trước các con số và giải trình EVN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long một lần nữa đặt câu hỏi về sự minh bạch của giá điên. Vì sao đúng ra giá điện phải tăng tới 12,8% mới bù đắp đủ, nhưng EVN lại chỉ đề xuất tăng có 9,5% và vì sao lại đưa ra thêm phương án tăng 7,5%. Vì sao chỉ tăng 7,5% thì lợi nhuận của EVN đã đạt 1%, tăng 9,5% đạt 3%?
Mức tăng 7,5% được cho là cao, khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại…
|
Ông Long cũng cho rằng, mức tăng giá bình quân 7,5% là cao vì các đợt tăng trước đây chỉ 5-6% thôi.
“Cũng đừng nghĩ chỉ số giá (CPI) đang giảm nên tranh thủ tăng giá là rất sai lầm. Không những thế, lần tăng giá này, các DN sản xuất sẽ chịu mức tăng cao hơn 7,5%, trong khi nhiều DN mới bắt đầu hồi phục. Chắc chắn việc tăng giá điện cao như vậy sẽ tác động đến sản xuất kinh doanh, gây thêm trở ngại cho DN. Còn với người tiêu dùng sẽ phải tăng chi tiêu cho nhu cầu hàng ngày do giá điện tăng cộng vào giá sản phẩm. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế gặp khó khăn trong quá trình hồi phục”, ông Long phân tích.
Trong khi vấn đề minh bạch giá điện tiếp tục được đặt ra thì câu chuyện về năng suất lao động của ngành điện quá thấp, quản trị kém… khiến chi phí tăng, góp phần đẩy giá điện tăng vẫn chưa được giải quyết. Dù cho EVN công bố năm 2014 năng suất lao động tăng 9% và phấn đấu năm 2015 cũng tăng 9% thì lo ngại về năng suất thấp vẫn không giảm.
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hội Năng lượng Việt Nam, năng suất lao động của EVN đang thấp nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu lấy giá trị sản lượng 120 tỷ kWh điện phát ra hàng năm trên tổng số lao động là 110.000 người, thì một người trong một năm chưa đạt được 1,1 triệu kWh điện.
Năng suất lao động của EVN hiện chỉ bằng 1/10 Singapore, 3/4 Malaysia và chưa bằng 1/2 của Thái Lan. Năng suất lao động ngành điện thấp là do đang dư thừa lao động. Chẳng hạn, EVN hiện có tới hơn 6.700 nhân viên chỉ thực hiện mỗi công việc ghi chỉ số công tơ bằng tay và điều này khiến hiệu quả công việc thấp. Nếu EVN không đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng, thì sức cạnh tranh của DN rất thấp và chi phí về giá điện sẽ còn tăng cao.
Bên cạnh đó, tổn thất điện năng của EVN vẫn cao chưa đạt kế hoạch Chính phủ giao. Năm 2014 tổn thất điện năng của EVN là 8,46% trong khi theo kế hoạch giao là 8%. Tổn thất điện năng cao cũng là yếu tố làm chi phí giá điện không thể giảm và gây ra các tác động buộc phải tăng giá bán.
Trần Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét