Xé bỏ Hiến pháp đi có lẽ còn tốt hơn là để Hiến pháp, bởi vì nó giúp cho mọi việc trở nên rõ ràng: đây là một quốc gia không có luật. Còn nếu để cho Hiến pháp tồn tại thì Quốc hội sẽ còn phải tiếp tục vi hiến.
– Bà Nguyễn Thị Từ Huy
Hiến pháp và giáo dục
Câu chuyện quốc hội cũ bầu chính phủ mới, sau khi được bàn tán rất nhiều trên không gian mạng, đã được các viên chức nhà nước trấn an rằng sau khi quốc hội mới được bầu lên thì các chức danh của chính phủ lại phải bầu lại.
Từ Pháp, tác giả Bùi Quang Vơm bình luận về những bàn tán ấy trong thời gian qua:
Hình như, chúng ta đã phí phạm không ít thời giờ cho câu chuyện tào lao này. Chỉ giả thiết Hiến pháp Việt Nam không có điều 4, tự khắc mọi chuyện trở nên sáng sủa. Các định chế Nhà nước sẽ không thể bị bãi miễn chỉ do ý muốn của đảng.
Và nếu đồng ý như vậy, thì điều đơn giản nhất là loại bỏ điều 4 ra khỏi Hiến pháp.
Xé bỏ Hiến pháp đi có lẽ còn tốt hơn là để Hiến pháp, bởi vì nó giúp cho mọi việc trở nên rõ ràng: đây là một quốc gia không có luật. Còn nếu để cho Hiến pháp tồn tại thì Quốc hội sẽ còn phải tiếp tục vi hiến.Lúc đó, Đảng cộng sản sẽ bình đẳng như mọi tập hợp chính trị khác, chỉ giành quyền lãnh đạo bằng uy tín chính trị, bằng sự trong sáng trong tư tưởng, sự chuẩn xác, tinh tuý trong chương trình hành động, không phải bằng xảo thuật, bằng độc quyền sự khôn ngoan. Mọi sự khôn ngoan không trong sáng sẽ bị thời gian bóc trần. Chỉ còn lại sự trung thực và lòng thượng tôn danh dự.
– Bà Nguyễn Thị Từ Huy
Trên trang blog của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, người ta thấy bà không đồng ý với ông Bùi Quang Vơm rằng đó là những chuyện tào lao, vì:
Chính quan niệm này là một trong những nguyên nhân của những vấn nạn trầm trọng ở Việt Nam ngày nay. Bởi vì, nó dẫn tới chỗ người dân Việt Nam để cho chính phủ muốn làm gì thì làm, không phản ứng, không bày tỏ thái độ, không bày tỏ quan điểm của mình về những việc làm của chính phủ. Và vì thế dân Việt Nam bị cho là dân trí thấp, và bị thế giới chê trách là «dân nào chính phủ ấy».
Bà Nguyễn Thị Từ Huy phân tích tiếp là những hành động vừa qua của quốc hội khóa 13 thực chất là có vi phạm Hiến pháp vì đã bãi nhiệm chính phủ mà không có một lý do nào cả. Bà đi đến 1 đề nghị rằng:
Xé bỏ Hiến pháp đi có lẽ còn tốt hơn là để Hiến pháp, bởi vì nó giúp cho mọi việc trở nên rõ ràng: đây là một quốc gia không có luật. Và như thế thì đỡ phải nói dối. Còn nếu để cho Hiến pháp tồn tại thì Quốc hội sẽ còn phải tiếp tục vi hiến.
Trở lại với câu chuyện dân trí Việt Nam mà bà Nguyễn Thị Từ Huy đề cập, tác giả Nguyễn Văn viết trên trang Dân Luận, giải thích rằng người Việt Nam liên tục bị các chế độ bạo quyền kềm kẹp. Khi sự sụp đổ của các triều đại phong kiến và các hủ tục làng xã chưa kịp tạo ra được một không gian lành mạnh mới, thì chủ nghĩa cộng sản lại kéo đến:
Nhưng ác độc thay, cái tư tưởng lạc hậu, hủ bại cũ chưa kịp được tẩy sạch khỏi các làng quê Việt Nam thì chủ nghĩa Cộng Sản đã như một bệnh dịch tràn xuống từ phương Bắc, len lỏi vào từng xóm ngõ đang yên bình ẩn sau lũy tre xanh. Và không có môi trường nào tốt hơn cho sự truyền lan bệnh dịch đó bằng đống cặn bã còn lại của chế độ làng xã phong kiến. Dân tộc Việt Nam oằn mình cơn đại họa kép: động đất chưa qua, sóng thần đã đến.
Trên trang blog Triết học đường phố độc giả thấy bài viết mô tả xã hội Việt Nam ngày nay:
Xã hội này nó phải xây dựng trên một nền tảng mà ở đó thiếu vắng tình yêu, niềm tin, tự do. Phải là một điều gì đó tiêu cực, cực kỳ tiêu cực bởi nó có khả năng khiến người ta sẵn sàng dùng bạo lực, gian dối, nô lệ cho sợ hãi, và chấp nhận sống cùng những thứ ghê tởm đó trong mấy chục năm qua, đúng chứ? Tôi nghĩ chỉ có một điều duy nhất có thể khiến người ta trở nên độc ác và vô cảm cực độ như vậy, đó chính là sự ích kỷ.
Sự vận hành của cái chết, đó chính xác là tên gọi của toàn chuyển động mà xã hội Việt Nam đang làm. Chúng ta đang điên cuồng tham gia vào guồng máy chết chóc này. Và chắc chắn không thể ngăn cản sự huỷ diệt, thay đổi nó bằng cách thay đổi những hình thức bên ngoài mà bỏ quên chính con người. Phải thay đổi con người, thay đổi bên trong.
Trong xã hội ấy, một chuyển động đáng chú ý trong thời gian qua chính là phong trào tự ứng cử đã hầu như đi đến đoạn kết thúc, khi đảng cộng sản đã thành công trong việc loại bỏ hầu hết những ứng cử viên độc lập bằng những buổi hiệp thương mà nhiều người cho là một cách thức không được minh bạch để loại bỏ những đối thủ chính trị tiềm năng của đảng cộng sản.
Luật sư Lê Công Định nhận xét về những cử tri được đảng cộng sản huy động trong những buổi hiệp thương ấy:
Hình ảnh các cử tri già nua thiếu cập nhật thông tin, tham gia đấu tố để loại bỏ những ứng viên tự do trong cuộc bầu cử quốc hội, bằng các lý lẽ nghèo nàn, ngu muội và quẫn trí, chính là diện mạo đáng thương của đảng cộng sản nước Việt ngày nay.
Một câu chuyện khác không mới trong sự vận hành của xã hội Việt Nam ngày nay thường được cả các trang mạng thông tin điện tử, các trang blog không do đảng kiểm soát lẫn báo chí nhà nước bàn luận, đó là câu chuyện làm sao vực dậy nền giáo dục Việt Nam.
Ông Đào Ngọc Dung, người từng bị bắt quả tang quay cóp, gian lận thi cử vừa được bổ nhiệm chức Bộ trưởng một Bộ trong chính phủ mới.
Blogger Mạnh Kim phân tích tác hại của việc bổ nhiệm một người như ông Đào Ngọc Dung làm một chính khách quan trọng của đất nước:
Nó tạo ra ảnh hưởng tiêu cực xã hội khi mà giáo dục luôn nhắc rằng trung thực là một trong những phẩm chất hàng đầu để tạo nên nhân cách con người. Làm thế nào có thể dạy và mong muốn một xã hội trung thực khi người ta sống trong một đất nước gian lận và dối trá; và thậm chí có thể thăng tiến nhờ gian lận và dối trá! Làm thế nào có thể tin một bộ trưởng khi mà bản thân ông ấy đã đi lên bằng cách chà đạp niềm tin và cười mỉa sự trung thực!?
Chính trị là giải pháp quan trọng nhất
Bình luận về không khí tranh luận của người Việt Nam, ít nhất trên không gian mạng hiện nay, tác giả Bùi Quang Vơm công nhận rằng đã có một không khí mới:
Phải thừa nhận rằng, trao đổi ý kiến cá nhân, có khi là ý kiến đại diện một tập thể, một cách chân thành và cởi mở trên một diễn đàn tự do, đang nở rộ và trở thành một sinh hoạt được tin cậy và không thể thiếu. Nó giống như một sinh hoạt dân chủ trong một xã hội đa nguyên. Giống như một sự tập dượt, thai nghén một xã hội dân chủ thực sự đang dần hình thành. Chúng ta phấn khởi vì điều đó.
Không khí tranh luận, thẳng thắn nêu vấn đề, ít hay nhiều cũng lan tới quốc hội Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo. Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc công nhận rằng những phát biểu của ba đại biểu quốc hội Võ Thị Dung, Trương Trọng Nghĩa, Lê Văn Lai trong những kỳ họp vừa qua là rất thẳng thắn, tuy nhiên ông cho rằng từ những phát biểu đó đi đến hành động là còn xa, và nguyên nhân của nó chính là cơ chế chính trị:
Tuy nhiên, ở đây, có hai điều cần chú ý. Thứ nhất, cả ba người đều không đi xa hơn việc ghi nhận sự kiện. Họ không đi sâu vào việc truy tầm nguyên nhân của các vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam: sự lãnh đạo độc tôn và đầy sai lầm của đảng Cộng sản. Thứ hai, những phát biểu của họ tuy mới lạ trên diễn đàn Quốc hội nhưng lại không có gì mới lạ ở ngoài xã hội. Nói cách khác, những điều họ nói chúng ta đã từng nghe rất quen thuộc trong các cuộc chuyện trò giữa những người dân với nhau.
Hình ảnh các cử tri già nua thiếu cập nhật thông tin, tham gia đấu tố để loại bỏ những ứng viên tự do trong cuộc bầu cử quốc hội, bằng các lý lẽ nghèo nàn, ngu muội và quẫn trí, chính là diện mạo đáng thương của đảng cộng sản nước Việt ngày nay.Sự khốn cùng và bế tắc của Việt Nam hiện nay không nằm ở tính cách hay bản chất của người Việt Nam. Nó nằm ở chỗ khác: lãnh đạo. Nó thuộc về chính trị chứ không phải là dân tộc tính.
– Luật sư Lê Công Định
Cải tổ chính trị cũng là điều cần thiết mà tác giả Nguyễn Văn nói là cần phải có để nâng cao dân trí Việt Nam:
Để nâng cao dân trí, điều bắt buộc đầu tiên là phải trả lại tự do cho dân, chấm dứt chế độ độc tài toàn trị. Có tự do dân chủ mới đưa được dân trí lên, chứ không phải đợi dân trí cao mới trả các quyền đó cho dân. Nói vì dân trí thấp nên chưa có dân chủ là nói ngược.
Và một nền chính trị lành mạnh cũng là điều mà trang Triết học đường phố cho là cần phải có nếu Việt Nam muốn chấn hưng giáo dục, và cải tổ toàn diện xã hội.
Thể chế chính trị ở Việt Nam đang là lực cản lớn nhất cho một nền giáo dục thật sự.
Tôi đang yêu cầu bạn tham gia các hoạt động chính trị chăng? Không, xin bạn đừng hiểu nhầm. Tôi chỉ hy vọng nếu bạn không chống đối lại thể chế này thì cũng đừng ủng hộ nó. Bạn không thể lên tiếng chống lại sai trái mà hệ thống chính trị này đang làm, thì đừng hùa theo bọn họ chống lại những người tranh đấu cho dân chủ và tự do.
Nếu bạn không thể chống tham nhũng thì cũng đừng vô cảm với những người chống tham nhũng. Họ cần bạn ủng hộ và lên tiếng giúp họ khi bị nguy nan. Nếu bạn không thể chống lại những tên công an đánh dân thì cũng đừng thờ ơ với các nạn nhân của họ. Mỗi người làm một ít, và dứt khoát không tiếp tay và ủng hộ những sai trái do thể chế này gây ra, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ có thể mơ đến một thay đổi tích cực cho quê hương, gia đinh và con em của mình.
Nhiều người hy vọng rằng sự thay đổi sẽ theo chiều hướng tốt đẹp khi những người cầm quyền trong năm năm qua mất quyền lực sau đại hội đảng lần thứ 12. Hy vọng đó bắt nguồn từ chuyện những người đó liên quan nhiều đến nhũng lạm, và người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam hiện nay lại được cho là liêm chính. Nhà báo Huy Đức viết rằng:
Những người biết chuyện cung đình đánh giá cao sự giữ gìn của ông Nguyễn Phú Trọng và vợ con ông (ít nhất là cho đến nay). Nhưng, quản trị quốc gia (trong đó có chống tham nhũng) phải bằng thể chế chứ không thể trông chờ vào “tấm gương đạo đức” của một vài cá nhân hay việc bắt bớ, loại bỏ một vài con sâu chúa.
Tuy cảm phục mức độ liêm chính, về mặt vật chất, của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi vẫn chưa thấy các dấu hiệu chứng tỏ sẽ có “đổi mới lần II” trong nhiệm kỳ cuối của ông. Nếu cho đến ngày nghỉ hưu, ông không đưa ra được một lộ trình chính trị để đất nước dân chủ hơn, sự sạch sẽ của ông sẽ là vô nghĩa.
Nhiều người ví von rằng bộ mặt sáng sủa của các nhà lãnh đạo mới, mà đại diện là ông Nguyễn Phú Trọng cũng có thể sẽ là hình ảnh bình mới rượu cũ. Blogger Trần Minh Khôi viết rằng:
Không có sự thay đổi về định chế thì sự thay đổi về nhân sự, dù nhân sự có sạch sẽ, sáng sủa thế nào, chỉ là chuyện bình mới rượu cũ mà thôi. Thay bình mà không thay rượu có thể giúp mua thêm chút thời giờ nhưng cái giá thì rất đắt: sự nhàm chán.
Trong khi đó thì blogger Song Chi, một mặt cho rằng tất cả trách nhiệm ở Việt Nam trước tình trạng xã hội không tốt đẹp là thuộc về đảng cộng sản, vì đảng này độc tôn cầm quyền trong hàng chục thập niên nay, nhưng Song Chi cũng nêu câu hỏi cho tất cả những người dân Việt Nam rằng để cho điều đó xảy ra chẳng lẽ dân chúng Việt Nam không có trách nhiệm gì!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét