Các đại biểu dự phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội khóa 13 tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 21 tháng 3, 2016.
17.04.2016
Qua hình ảnh của một video được phát tán trên mạng internet toàn cầu
thì trong phiên họp ngày 7- 4-2016 của Quốc hội Việt Nam, đại biểu Quốc
hội Lê Văn Lai của tỉnh Quảng Ngãi, một đảng viên cộng sản, đã phát biểu
về hai quốc nạn ngoại xâm và nội xâm.
Về ngoại xâm Ông Lai tố cáo hành động xâm lăng của Trung Quốc (nhưng không nêu đích danh nước này chỉ gọi là “người ta”) lấn chiếm biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từng bước theo định kỳ các năm 1958, 1974, 1988 và năm 2014 đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng “Đặc quyền kinh tế” và “Thềm lục địa của Việt Nam” chỉ cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 120 hải lý. Đồng thời, “Người ta” còn nhiều lần tấn công, bắn giết, đâm thủng tàu, phá hủy ngư cụ, bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá trong vùng biển của Việt Nam. Thế mà “Ta” vẫn luôn nói với dân quyết tâm bảo vệ biển đảo, không để mất một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc; lại vẫn luôn tìm cách bảo vệ tình hữu nghị lâu đời với “người ta”…hoàn toàn trái với những gì đã và đang xẩy ra trên thực tế. Ông Lai nhấn mạnh: “Nói như thế dân không chịu đâu…”
Về nội xâm, đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai nói về tệ trạng tham nhũng, thực tế ngày một trầm trọng, trong khi lúc nào “Ta” cũng đánh giá đây là một ngụy cơ có thể làm sụp đổ chế độ, luôn nói “hạ quyết tâm diệt tham nhũng”, đưa ra nhiều chính sách diệt tham nhũng nhưng vẫn không thấy hiệu quả, đưa đến sự mâu thuẫn giữa chủ trương, chính sách diệt tham nhũng của “Đảng và Nhà nước ta” với thực tế, làm nhân dân nản lòng, mất tín tưởng. Như thế “dân cũng không chịu đâu”.
Đại biều Quốc hội Lê Văn Lai cho hay sở dĩ ông phải nói lên các điều trên, là vì nay đã đến tuổi về hưu, sẽ không còn tiếp tục làm đại biểu cho dân được nữa. nên cần nói lên sự bức xúc của nhân dân trước hai nan đề trên của đất nước. Trong khi ông nói, nhìn qua hình ảnh trên video, không ghi nhận được cảm xúc rõ rệt nào trên gương mặt của các đại biểu Quốc hội khác- kẻ thì cúi đầu, người ngẩng mặt như vô cảm, ngoài sự im lặng như tờ, cho đến hết lời phát biểu không nghe một tiếng vỗ tay nào. Có lẽ vì lời phát biểu của Ông Lai ra ngoài vai trò “nghị gật” của đảng, ra ngoài luồng, “phạm húy” chăng, nên không ai dám vỗ tay?
Nhớ lại, trước Ông Lai, một đảng viên CS khác là Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh, biết rằng cũng không còn cơ hội tiếp tục sự nghiệp chính trị trong tương lai, trong Đại hội XII của đảng CSVN cũng đã đưa ra nhận xét chung về tình hình suy thoái nhiều mặt của Việt Nam và cho rằng muốn phát triển Việt Nam cần đổi mới chính trị; nghĩa là Việt Nam phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thì công cuộc đổi mới kinh tế bao lâu nay mới có hiệu quả. Nếu tiếp tục con đường nửa nạc, nữa mỡ như hiện nay “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” duy ý chí, xa rời thực tế, thì Việt Nam không thể phát triển toàn diện được.
Thế rồi, gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là thủ trưởng của Ông Vinh, có chung số phận vừa được “Quốc hội của đảng” thông qua quyết định “miễn nhiệm”. Trong phiên họp nội các cuối cùng vào đầu tháng 4-2016, trước khi bàn giao cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên là một trong các Phó của Ông Dũng cũng vừa được “Quốc hội của đảng” bầu theo nghị quyết Đại hội XII, Thủ tướng Dũng đã có lời nói được công luận bình phẩm, khi khuyên các thuộc cấp trong nội các sau khi rời chức vụ “hãy ráng sống tử tế, để làm người tử tế …”
Chúng tôi xem những phát biểu của ba nhân vật huộc hàng lãnh đạo vừa nêu trước khi về hưu như “những lời trăng trối”. Vì nếu coi sinh mạng chính trị của một đảng viên CS là sự nghiệp chính trị của họ, thì việc rời bỏ quan trường về hưu coi như sinh mạng chính trị của họ đã chết. Những phát biểu của họ có khác chi lời trăng trối của một con người trước khi chết về mặt thể xác, bày tỏ sự hối tiếc về những điều muốn làm, đáng làm nhưng đã không làm được lúc sinh thời; hay ân hận về những điều đáng lý không được làm, biết sai, tai hại cho người khác mà vẫn làm lúc còn sống…
Vậy “Lời trăng trối muộn màng” của cả ba đảng viên CS Lê Văn Lai, Bùi Quang Vinh và Nguyễn Tấn Dũng liệu có giá trị thực tiễn gì không?
Đảng viên CS Lê Văn Lai là một đại biểu của dân trong Quốc hội, được coi là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, qua phát biểu như lời trăng trối, phải chăng có ý nghĩa như là một sự ân hân, hối tiếc và bất lực trong suốt nhiệm kỳ đã chỉ biết làm theo “lệnh đảng” dù biết là trái với ý dân, có lợi cho đảng, mà có hại cho dân cho nước? Nay chỉ biết trăng trối rằng “làm như thế dân không chịu đâu”. Mặc dù ông thừa biết rằng lời trối trăng của ông các đồng chí trong Quốc hội sau ông cũng sẽ chẳng dám làm gì khác đâu. Vì ngày nào đảng CSVN còn nắm quyền độc tôn trong chế độ độc tài âtoàn trị như bấy lâu nay, đảng và nhà cầm quyền không quan tâm, không sợ “Thằng dân chịu hay không chịu”, mà chỉ sợ “Ông Trung Quốc chịu hay không chịu” đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông nói riêng và trong quan hệ Việt-Trung nói chung.
Đối với quốc nạn nội xâm tham nhũng, lời trăng trối của Ông Lai dù có được các đồng chí quan tâm đi nữa thì cũng đành thúc thủ khi chính những đồng chí khi còn tiếp tục tại chức, nắm quyền hầu hết đều ít nhiều mắc bệnh tham nhũng lúc này lúc khác trên hoạn lộ của mình; và tham nhũng đã là căn bệnh nan y hết thuốc chữa. Ai cũng biết, ngày nào còn tồn tại chế độ độc tài toàn trị, độc đảng thì tham nhũng mang tính hệ thống như hiện nay không thể bị tiêu diệt, nhất là tham nhũng đã trở thành chất keo gắn chặt tập đoàn thống trị là đảng CSVN khi chất keo “Lý tưởng cộng sản” đã băng hoại hoàn toàn. Vì vậy, muốn diệt được tham nhũng chỉ còn cách hủy diệt toàn bộ cơ chế của một chính quyền trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay.
Đảng viên Bùi Quang Vinh là Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư đã “trăng trối” những kinh nghiệm thực tiễn cho thấy dầu tư không hiệu quả, nhất là đầu tư quốc doanh, đất nước tụt hậu nhiều mặt, phát triển không đồng bộ dẫn đến suy thoái toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là khung cảnh chế độ chính trị độc tài toàn trị, độc đảng. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này Việt Nam cần chuyển đổi chế độ chính trị qua dân chủ pháp trị, đa đảng. Lời trăng trối này của đảng viên Bùi Quang Vinh không có gì mới, đã có nhiều người nói, nhân dân ai cũng muốn thế, những người kế tiếp trong nội các của Thủ tướng mới có người cũng biết thế, nhưng rồi cũng sẽ chọn cách ứng xử “ngậm miệng ăn tiền” cho đến hết nhiệm kỳ về hưu như ông. Trừ khi cơ chế chính quyền và chế độ hiện hữu tại Việt Nam cách nào đó đột biến tiêu vong hay tự hủy, chuyển đổi thì mong muốn của Ông Vinh mới có cơ may trở thành hiện thực.
Đảng viên CS Nguyễn Tấn Dũng, là Thủ tướng hai nhiện kỳ tất nhiên phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng đất nước suy đồi toàn diện như hiên nay. Tất nhiên Ông Dũng không thể có lời trăng trối như hai đồng chí Lai và Vinh. Ông chỉ khuyên những đồng chí có chung số phận “được miễn nhiệm” hãy “sống tử tế để làm người tử tế” sau khi về hưu. Phải chăng lời trăng trối này được rút ra từ kinh nghiệm bản thân lúc còn tại chức, nhất là trong và sau Đại hội XII, trong cuộc tranh giành quyền lực, chính ông đã cư xử không tử tế hay là nạn nhân của những đồng chí trong đảng đã đối xử không tử tế với ông? Nếu thế thì lời trăng trối này thật khó thực hiện cho các đồng chí tiếp tục tại chức vì có ai thật lòng tử tế với mình đâu mà mình thật lòng tử tế với họ cho thiệt thân. Tất cả chỉ là kịch bản, ăn thua là tài diễn xuất như người tử tế theo vai diễn tùy hoàn cảnh theo châm ngôn “tử tế cũng chết, không tử tế cũng chết, biết làm theo ý đảng thì sống, dù trái ý dân”.
Tựu chung những lời trăng trối muộn màng của những đảng viên CS như cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và nguyên Dân biểu Lê Văn Lai rốt cuộc chỉ có giá trị thực tiễn là bài học kinh nghiệm cho những người cộng sản còn đang tại chức suy tư. Còn việc có thực hiện những lời trăng trối này hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào trình độ nhận thức (nhìn xa trông rộng), tiêu chí hoạt động (vì dân, vì nước hay vì đảng, vì chế độ) của cá nhân các đảng viên cộng sản đang tại chức. Thế nào, các cán bộ đảng viên cộng sản đang tại chức ở các cấp, các ngành trên cả nước nghĩ sao về những lời trăng trối của các đồng chí của mình, liệu có thể lên tiếng và hành động biểu tỏ cho dân biết được không?
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Về ngoại xâm Ông Lai tố cáo hành động xâm lăng của Trung Quốc (nhưng không nêu đích danh nước này chỉ gọi là “người ta”) lấn chiếm biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từng bước theo định kỳ các năm 1958, 1974, 1988 và năm 2014 đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng “Đặc quyền kinh tế” và “Thềm lục địa của Việt Nam” chỉ cách đảo Lý Sơn Quảng Ngãi 120 hải lý. Đồng thời, “Người ta” còn nhiều lần tấn công, bắn giết, đâm thủng tàu, phá hủy ngư cụ, bắt giữ trái phép ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá trong vùng biển của Việt Nam. Thế mà “Ta” vẫn luôn nói với dân quyết tâm bảo vệ biển đảo, không để mất một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc; lại vẫn luôn tìm cách bảo vệ tình hữu nghị lâu đời với “người ta”…hoàn toàn trái với những gì đã và đang xẩy ra trên thực tế. Ông Lai nhấn mạnh: “Nói như thế dân không chịu đâu…”
Về nội xâm, đại biểu Quốc hội Lê Văn Lai nói về tệ trạng tham nhũng, thực tế ngày một trầm trọng, trong khi lúc nào “Ta” cũng đánh giá đây là một ngụy cơ có thể làm sụp đổ chế độ, luôn nói “hạ quyết tâm diệt tham nhũng”, đưa ra nhiều chính sách diệt tham nhũng nhưng vẫn không thấy hiệu quả, đưa đến sự mâu thuẫn giữa chủ trương, chính sách diệt tham nhũng của “Đảng và Nhà nước ta” với thực tế, làm nhân dân nản lòng, mất tín tưởng. Như thế “dân cũng không chịu đâu”.
Đại biều Quốc hội Lê Văn Lai cho hay sở dĩ ông phải nói lên các điều trên, là vì nay đã đến tuổi về hưu, sẽ không còn tiếp tục làm đại biểu cho dân được nữa. nên cần nói lên sự bức xúc của nhân dân trước hai nan đề trên của đất nước. Trong khi ông nói, nhìn qua hình ảnh trên video, không ghi nhận được cảm xúc rõ rệt nào trên gương mặt của các đại biểu Quốc hội khác- kẻ thì cúi đầu, người ngẩng mặt như vô cảm, ngoài sự im lặng như tờ, cho đến hết lời phát biểu không nghe một tiếng vỗ tay nào. Có lẽ vì lời phát biểu của Ông Lai ra ngoài vai trò “nghị gật” của đảng, ra ngoài luồng, “phạm húy” chăng, nên không ai dám vỗ tay?
Nhớ lại, trước Ông Lai, một đảng viên CS khác là Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh, biết rằng cũng không còn cơ hội tiếp tục sự nghiệp chính trị trong tương lai, trong Đại hội XII của đảng CSVN cũng đã đưa ra nhận xét chung về tình hình suy thoái nhiều mặt của Việt Nam và cho rằng muốn phát triển Việt Nam cần đổi mới chính trị; nghĩa là Việt Nam phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, thì công cuộc đổi mới kinh tế bao lâu nay mới có hiệu quả. Nếu tiếp tục con đường nửa nạc, nữa mỡ như hiện nay “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” duy ý chí, xa rời thực tế, thì Việt Nam không thể phát triển toàn diện được.
Thế rồi, gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là thủ trưởng của Ông Vinh, có chung số phận vừa được “Quốc hội của đảng” thông qua quyết định “miễn nhiệm”. Trong phiên họp nội các cuối cùng vào đầu tháng 4-2016, trước khi bàn giao cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên là một trong các Phó của Ông Dũng cũng vừa được “Quốc hội của đảng” bầu theo nghị quyết Đại hội XII, Thủ tướng Dũng đã có lời nói được công luận bình phẩm, khi khuyên các thuộc cấp trong nội các sau khi rời chức vụ “hãy ráng sống tử tế, để làm người tử tế …”
Chúng tôi xem những phát biểu của ba nhân vật huộc hàng lãnh đạo vừa nêu trước khi về hưu như “những lời trăng trối”. Vì nếu coi sinh mạng chính trị của một đảng viên CS là sự nghiệp chính trị của họ, thì việc rời bỏ quan trường về hưu coi như sinh mạng chính trị của họ đã chết. Những phát biểu của họ có khác chi lời trăng trối của một con người trước khi chết về mặt thể xác, bày tỏ sự hối tiếc về những điều muốn làm, đáng làm nhưng đã không làm được lúc sinh thời; hay ân hận về những điều đáng lý không được làm, biết sai, tai hại cho người khác mà vẫn làm lúc còn sống…
Vậy “Lời trăng trối muộn màng” của cả ba đảng viên CS Lê Văn Lai, Bùi Quang Vinh và Nguyễn Tấn Dũng liệu có giá trị thực tiễn gì không?
Đảng viên CS Lê Văn Lai là một đại biểu của dân trong Quốc hội, được coi là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, qua phát biểu như lời trăng trối, phải chăng có ý nghĩa như là một sự ân hân, hối tiếc và bất lực trong suốt nhiệm kỳ đã chỉ biết làm theo “lệnh đảng” dù biết là trái với ý dân, có lợi cho đảng, mà có hại cho dân cho nước? Nay chỉ biết trăng trối rằng “làm như thế dân không chịu đâu”. Mặc dù ông thừa biết rằng lời trối trăng của ông các đồng chí trong Quốc hội sau ông cũng sẽ chẳng dám làm gì khác đâu. Vì ngày nào đảng CSVN còn nắm quyền độc tôn trong chế độ độc tài âtoàn trị như bấy lâu nay, đảng và nhà cầm quyền không quan tâm, không sợ “Thằng dân chịu hay không chịu”, mà chỉ sợ “Ông Trung Quốc chịu hay không chịu” đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông nói riêng và trong quan hệ Việt-Trung nói chung.
Đối với quốc nạn nội xâm tham nhũng, lời trăng trối của Ông Lai dù có được các đồng chí quan tâm đi nữa thì cũng đành thúc thủ khi chính những đồng chí khi còn tiếp tục tại chức, nắm quyền hầu hết đều ít nhiều mắc bệnh tham nhũng lúc này lúc khác trên hoạn lộ của mình; và tham nhũng đã là căn bệnh nan y hết thuốc chữa. Ai cũng biết, ngày nào còn tồn tại chế độ độc tài toàn trị, độc đảng thì tham nhũng mang tính hệ thống như hiện nay không thể bị tiêu diệt, nhất là tham nhũng đã trở thành chất keo gắn chặt tập đoàn thống trị là đảng CSVN khi chất keo “Lý tưởng cộng sản” đã băng hoại hoàn toàn. Vì vậy, muốn diệt được tham nhũng chỉ còn cách hủy diệt toàn bộ cơ chế của một chính quyền trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay.
Đảng viên Bùi Quang Vinh là Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư đã “trăng trối” những kinh nghiệm thực tiễn cho thấy dầu tư không hiệu quả, nhất là đầu tư quốc doanh, đất nước tụt hậu nhiều mặt, phát triển không đồng bộ dẫn đến suy thoái toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là khung cảnh chế độ chính trị độc tài toàn trị, độc đảng. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này Việt Nam cần chuyển đổi chế độ chính trị qua dân chủ pháp trị, đa đảng. Lời trăng trối này của đảng viên Bùi Quang Vinh không có gì mới, đã có nhiều người nói, nhân dân ai cũng muốn thế, những người kế tiếp trong nội các của Thủ tướng mới có người cũng biết thế, nhưng rồi cũng sẽ chọn cách ứng xử “ngậm miệng ăn tiền” cho đến hết nhiệm kỳ về hưu như ông. Trừ khi cơ chế chính quyền và chế độ hiện hữu tại Việt Nam cách nào đó đột biến tiêu vong hay tự hủy, chuyển đổi thì mong muốn của Ông Vinh mới có cơ may trở thành hiện thực.
Đảng viên CS Nguyễn Tấn Dũng, là Thủ tướng hai nhiện kỳ tất nhiên phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng đất nước suy đồi toàn diện như hiên nay. Tất nhiên Ông Dũng không thể có lời trăng trối như hai đồng chí Lai và Vinh. Ông chỉ khuyên những đồng chí có chung số phận “được miễn nhiệm” hãy “sống tử tế để làm người tử tế” sau khi về hưu. Phải chăng lời trăng trối này được rút ra từ kinh nghiệm bản thân lúc còn tại chức, nhất là trong và sau Đại hội XII, trong cuộc tranh giành quyền lực, chính ông đã cư xử không tử tế hay là nạn nhân của những đồng chí trong đảng đã đối xử không tử tế với ông? Nếu thế thì lời trăng trối này thật khó thực hiện cho các đồng chí tiếp tục tại chức vì có ai thật lòng tử tế với mình đâu mà mình thật lòng tử tế với họ cho thiệt thân. Tất cả chỉ là kịch bản, ăn thua là tài diễn xuất như người tử tế theo vai diễn tùy hoàn cảnh theo châm ngôn “tử tế cũng chết, không tử tế cũng chết, biết làm theo ý đảng thì sống, dù trái ý dân”.
Tựu chung những lời trăng trối muộn màng của những đảng viên CS như cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh và nguyên Dân biểu Lê Văn Lai rốt cuộc chỉ có giá trị thực tiễn là bài học kinh nghiệm cho những người cộng sản còn đang tại chức suy tư. Còn việc có thực hiện những lời trăng trối này hay không thì hoàn toàn tùy thuộc vào trình độ nhận thức (nhìn xa trông rộng), tiêu chí hoạt động (vì dân, vì nước hay vì đảng, vì chế độ) của cá nhân các đảng viên cộng sản đang tại chức. Thế nào, các cán bộ đảng viên cộng sản đang tại chức ở các cấp, các ngành trên cả nước nghĩ sao về những lời trăng trối của các đồng chí của mình, liệu có thể lên tiếng và hành động biểu tỏ cho dân biết được không?
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét