Ngay từ đầu năm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ra nghị quyết về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14. Theo đó, khóa 14 sẽ có 500 ĐBQH, được bầu từ con số dự kiến 896 người ứng cử.
Vậy 896 người ứng cử đó từ đâu ra, khi mà thời điểm ấy mới là đầu năm nay? Câu trả lời: Đó là “dự kiến” của UBTVQH.
Chưa hết, trong 500 ĐBQH của khóa 14, số người không phải là đảng viên đảng Cộng sản sẽ chỉ khoảng từ 25 đến 50. Con số này từ đâu ra? Câu trả lời: Cũng là theo “dự kiến” của UBTVQH.
Và đó chính là “cơ cấu”.
Mặc dù báo chí – tuyên truyền dùng từ “dự kiến”, nhưng thực chất, cần hiểu đúng bản chất của nó là “xác định cơ cấu”, và đây là bước đầu tiên trong quy trình bầu cử Quốc hội ở Việt Nam.
Trong bước đầu tiên này, UBTVQH ấn định và công bố ngày bầu cử, thành lập Hội đồng Bầu cử Trung ương, đồng thời, đưa ra “dự kiến” về cơ cấu, số lượng ĐBQH được bầu, ví dụ như kỳ này, Nghị quyết 1135/2016/UBTVQH 13, do UBTVQH ban hành ngày 16/2/2016, đã “dự kiến” như sau:
– Số lượng ĐBQH ở Trung ương: 198 người. Trong đó, các cơ quan Đảng: 11 người; Cơ quan Chủ tịch nước: 03 người; các cơ quan của Quốc hội (ĐBQH chuyên trách ở Trung ương): 114 người; Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ: 18 người; Bộ Quốc phòng: 15 người; Bộ Công an: 03 người; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 31 người, v.v.
* * *
Ý NGHĨA CỦA “CƠ CẤU”
Đặc biệt, căn cứ cơ cấu, thì số đại biểu “ngoài Đảng” (tức là không phải đảng viên cộng sản) đã được ấn định sẵn là từ 25 đến 50 suất.
Đó là lý do vì sao ba vòng hiệp thương “dân chủ đến thế là cùng” dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã “so bó đũa chọn cột cờ” để chỉ còn ứng viên Đảng cử được vào danh sách chính thức.
Các cây đũa như TS. Nguyễn Quang A, TS. Trần Đăng Tuấn… đều đã bị đánh bật bởi một số cột cờ như một cán bộ nhận đơn ở cổng Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội (Đào Tú Hoa), một cán bộ văn thư khác ở Bệnh viện Đống Đa (Lê Phương Linh).
Tiếc quá, đã “cơ cấu” cả mất rồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét