Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Biển Đông: Đấu pháp chống lại lực lượng bán quân sự khổng lồ của Trung Quốc

Basam

COGITASIA
Đôi lời: Gần đây, trên tạp chí online của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), một viện nghiên cứu nổi tiếng ở Washington, đã công bố các đề nghị rằng Hoa Kỳ tổ chức huấn luyện lực lượng Cảnh Sát biển đa phương trong khu vực Biển Đông. Hai tác giả, ông David Brown Carl Thayer, cho rằng những đợt huấn luyện này sẽ tăng cường khả năng của Việt Nam, Philippines và các nước  khác, đồng thời ngăn chặn các hành động khiêu khích của Trung Quốc diễn ra trong tương lai. Đây là nội dung bài viết của ông David Brown.

Người dịch: T.H.A
11-08-2014
Hòa theo nhịp điệu hàng năm gây ra bởi mùa mưa bão, tháng trước Trung Quốc đã rút giàn khoan nước sâu của họ khỏi vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) do Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các nhà phân tích lập tức bắt đầu tranh luận xem ai “thắng” ai “thua,” thế nhưng thực tế là, ý nghĩa của phép thử ý chí kéo dài 10 tuần này là các bài học mà Bắc Kinh, Hà Nội và chính phủ các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi việc theo đuổi “chủ quyền không thể lay chuyển được” của Bắc Kinh đã rút ra.


Phương thức gây hấn của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng kể từ khi Bắc Kinh đưa ra tuyên bố chủ quyền đầy tham vọng của mình trước Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 chỉ dựa trên một tấm bản đồ mơ hồ. Kể từ đó, Bắc Kinh đã nhiều lần phô diễn sức mạnh hàng hải của mình, đắc lợi từ sự bối rối và hoài nghi dai dẳng của nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ. Đó không hẳn là do Trung Quốc đã trở nên mưu mô hơn, mà chỉ là do quá nhiều người đã cả tin vào thông điệp rằng Trung Quốc, bất chấp khó khăn ngày càng chồng chất, sẽ trở thành một siêu cường trỗi dậy trong hòa bình. Chúng ta đã phải mất một khoảng thời gian để chợt nhận ra bản chất sự việc.

?????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????Theo ông David Brown, để ngăn ngừa trước việc đối đầu với Trung Quốc và duy trì trật tự trên biển Đông, việc hiện diện thường xuyên hơn của lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ và các lực lượng bán quân sự tương tự của Philippines, Việt Nam và các nước đồng minh khác là điều cần thiết.  Nguồn ảnh: Wikimedia.
Cuộc đối đầu Trung-Việt diễn ra ngoài khơi Việt Nam vừa qua đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế, nhưng cũng trong năm nay, một số đơn vị Tuần duyên Trung Quốc đã quấy nhiễu các đồn tiền tiêu của Philippines, một hải đội nhỏ tới cắm cờ tại Bãi cạn James trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, trong khi các kỹ sư hàng hải của họ đã làm việc miệt mài để biến các rặng san hô và bãi đá thành cơ sở hạ tầng phục vụ cho bá quyền khu vực.
Bằng những lý do tuy rất xa lạ với các nhà hoạch định chiến lược năng lượng phương tây nhưng hiển nhiên là xuôi tai với người dân Trung Quốc, Bắc Kinh đã kích động sự phẫn nộ của dân chúng trước sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí của các quốc gia láng giềng. Hoàn cầu Thời báo, tờ báo theo chủ trương dân túy, đã đăng “Khoảng 20 triệu tấn dầu và khí đã bị Việt Nam, Philippines và Malaysia hút khỏi biển Đông mỗi năm. Đây là lượng dầu khí Trung Quốc thất thoát vào tay ngoại quốc”. Các số liệu ước tính của Trung Quốc về trữ lượng hydrocarbon đang chờ đón sự có mặt của các giàn khoan thường là lớn gấp ba lần các ước tính theo công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
Việc Trung Quốc ngắm đến một khu vực thuộc bồn trũng Phú Khánh cách bờ biển miền Trung Việt Nam khoảng 190 km trong mùa hè vừa qua là điều không gây ngạc nhiên. Đó là một trong số các khu vực ít được thăm dò đã được Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ xác định là có nhiều khả năng chứa các bể hydrocarbon có trữ lượng đáng kể. Từ vài năm nay, ExxonMobil đã hợp tác với PetroVietnam thăm dò các lô gần bờ hơn, và dường như đã đạt được một số thành công. Tập đoàn Dầu khí Murphy, Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ, và Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga đều đã được chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động trong khu vực đó.
Nếu giàn khoan HD-981 của Trung Quốc tìm thấy bất cứ dấu vết hydrocarbon nào thì chỉ thuần túy là do may mắn. Trừ khi được chỉ đạo bởi các chính khách, các công ty dầu khí không bao giờ tiến hành khoan thăm dò mà chưa có chứng cứ từ lượng lớn dữ liệu địa chất thu thập được và các mô hình địa chất cho thấy sự có mặt của các bề dầu khí có trữ lượng đáng kể — đủ để bù đắp chi phí lên tới 100,000,000 đô-la cho một giếng khoan.
Bãi Cỏ rong (Reed Bank), khu vực được Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ xác định là hứa hẹn nhất về trữ lượng hydrocarbon dưới đáy biển, là vùng thềm rộng khoảng 70 x 110 ki-lô-mét gần đảo Palawan nằm trong vùng ĐQKT của Philippines, nơi mà Tập đoàn Dầu khí Philex đã được Manila cấp phép để bắt đầu khoan vào năm 2016. Điều đó có nghĩa rằng các tàu khảo sát địa chất do Philex thuê sẽ phải làm việc cật lực ở khu vực này vào năm 2015, và có thể sẽ trở thành một mục tiêu vô cùng hấp dẫn cho một cuộc can thiệp từ phía Trung Quốc.
Bởi không nằm ở một vùng biển nước sâu, Bãi Cỏ rong là khu vực thích hợp để Trung Quốc triển khai các giàn khoan tự nâng để tạo cớ phô trương lực lượng. Không khó để hình dung ra một cuộc đối đầu tương tự như với Việt Nam mùa hè vừa qua trong thời gian sắp tới tại vùng biển của Philippines.
Đó chỉ là một kịch bản, có lẽ là một trong nhiều kịch bản mà các chiến lược gia Trung Quốc đang cân nhắc. Nếu họ có thể ra tay trước khi các nước khác kịp động thủ, Trung Quốc sẽ tạo được một mắt xích khác trong chuỗi các diễn biến nhằm tạo ra chủ quyền thực tế (de facto) đối với biển Đông. Nhưng chuỗi mắt xích này có thể được phá bỏ nếu Hoa Kỳ dẫn dắt thực hiện một kế hoạch có tính phòng ngừa và hợp tác để chống lại cuộc phô diễn sức mạnh của Trung Quốc.
Trung Quốc đã luôn dựa vào hạm đội tàu bán vũ trang đang lớn mạnh nhanh chóng của mình để hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ dường như ngầm định tránh để xảy ra đụng độ giữa các tàu chiến, một điều kiện mà cho đến nay đã tạo ra lợi thế cho Bắc Kinh. Một biện pháp đáp trả hiệu quả sẽ đẩy mạnh quan hệ hợp tác đào tạo được vun vén kỹ lưỡng giữa lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ với lực lượng cảnh sát biển của các quốc gia đối tác ở Đông Nam Á.
Trong những tháng tới, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ chuyển giao một vài chục tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines. Dù cho Trung Quốc có động thái gì vào mùa xuân-hè tới, việc tổ chức các cuộc diễn tập phối hợp đa quốc gia kéo dài trong vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa sẽ là một nước cờ hợp lý. Chỉ các lực lượng tuần duyên hoặc cảnh sát biển mới nên tham gia vào các cuộc diễn tập này. Các cuộc diễn tập này có thể tập trung vào việc huấn luyện trực tiếp tìm kiếm và cứu nạn, chặn bắt buôn lậu và cướp biển, phòng chống lực lượng nước ngoài xâm phạm lãnh hải, v.v. Hoa Kỳ và Nhật Bản nên hối thúc Australia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và Singapore cùng tham gia.
Các đơn vị tham gia diễn tập nên duy trì sự hiện diện từ tháng 3 đến tháng 7, sẵn sàng ngăn chặn một cuộc triển khai lực lượng khác của Trung Quốc chỉ đơn giản bằng cách ngáng đường. Một cuộc phô diễn sức mạnh bán vũ trang tập thể như vậy sẽ cho thấy các nước quanh vùng và bạn bè của họ sẽ không còn nhẫn nhịn trước chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc. Kế hoạch này còn tồn tại một rủi ro nhỏ đó là Trung Quốc có thể cố tình đâm va và sử dụng vòi rồng với các tàu tham gia diễn tập như đã làm với Việt Nam mùa hè vừa qua. Tuy nhiên, kịch bản có khả năng xảy ra cao hơn là tàu Trung Quốc sẽ tránh đối đầu khi gặp một lực lượng tương đồng hoặc gần tương đồng về tương quan lực lượng, và trên thực tế sẽ vô hiệu hóa các tính toán về chiến thuật của Trung Quốc và mở đường cho các giải pháp chín chắn và tôn trọng lẫn nhau hơn.
Tác giả: Ông David Brown là một nhà báo tự do và nguyên là một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét