Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Thông tấn xã Vỉa Hè và Thông tấn xã Việt Nam


*** Ngộ hè , ông TGĐ cái chỗ to thế và quang trọng kinh thế mà sao lại đi ký tên ( hay viết, thấy không rõ) trên cái xe mà là xe máy của bon Tư bản giãy chết, bóc lột… làm gì nhỉ- Không lẽ chức vĩ đại thế lại đi quảng cáo cho cái xe 2 bánh ?! – Phía sau còn có cái chữ “cống hiến” -Tay chụp hình “tài thiệt”.

http://www.rfa.org/vietnamese/blog/tuong-nang-tien-blog-082114-08212014124458.html/TGDTTXVN-400.jpg/@@images/4457f4af-45ee-402e-b68a-eb5ea9332a88.jpeg

Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi. Courtesy TTVH.

 Tưởng Năng Tiến  – RFA

hcc-305.jpg
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận Giải Netizen 2013 trong buổi lễ tại trụ sở Google France ngày 12/03/2013.   -File photo

“Định hướng” lĩnh vực truyền thông

Thông tấn xã Vỉa Hè đã và đang làm đã góp phần từng bước đưa đất nước thoát khỏi cái vòng kim cô mang cái tên “định hướng” trên lĩnh vực tư tưởng-truyền thông.-Huỳnh Ngọc Chênh
Với thời gian, ngó bộ, nhà báo Bùi Tín mỗi lúc một thêm khó tính. Ông nhắc đến Thông Tấn Xã Việt Nam với những lời lẽ mỉa mai và chua chát, thấy rõ:

“Ngày 14/9/2009 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị đề cao cơ quan Việt Nam Thông tấn xã là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước, ca ngợi cơ quan này là đã tỏ ra sắc bén, giao thêm cho nó nhiệm vụ và quyền hạn thay mặt chính phủ ra ‘tuyên bố,’ ‘cải chính’ và ‘bác bỏ’ khi cần thiết. Ông còn chỉ thị cho mọi cơ quan thông tin báo chí khác trong cả nước phải đưa tin ‘chính thống’ theo Việt Nam Thông tấn xã, được coi là mẫu mực, khuôn phép của nền báo chí Việt Nam.

Ngay sau đó, ông Dũng lên đường đi thăm một số nước châu Âu, trong đó có nước Hungari. Đi theo ông có một đoàn báo chí, trong đó quan trọng nhất là phóng viên Thông tấn xã, để đưa tin về các cuộc thăm của ông thủ tướng.
Vậy mà …
ngày 19/9 sau khi ông Dũng gặp Chủ tịch Quốc hội Hungari là ông Bela Kotona, Thông tấn xã Việt Nam lại đưa tin chính thức rằng: ‘thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp bà Chủ tich quốc hội Hungari Szili Katalin (!) và chúc mừng bà vừa được bầu vào Chức vụ cao quý này (!)’.
Thật ra bà Szili Katalin đã từ nhiệm chúc vụ này từ ngày 14/9.
Đưa tin như thế, cứ như chửi vào mặt cả ông Katona và bà Katalin!
Thật là lạ lùng ! Thật là kinh khủng! Thật không thể tưởng tượng được!”
Ý Trời ơi, tưởng gì, chớ đưa tin bậy bạ “rồi sau đó lẳng lặng sửa lại sai sót, không một lời xin lỗi” là chuyện vẫn xảy ra hàng ngày ở Thông tấn xã Việt Nam mà. Chuyện nhỏ, như con thỏ, mà sao bác Bùi Tín nặng lời dữ vậy? Điều thực sự “kinh khủng” là sự cồng kềnh (“không thể tưởng tượng được”) của cái tổ chức này kìa.
Coi, nó “tự giới thiệu” nè:
“Là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam thực hiện chức năng thông tấn Nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối tượng có nhu cầu ở trong và ở nước ngoài…
Hệ thống các ban biên tập tin trong nước, kinh tế, thế giới, đối ngoại, với đội ngũ đông đảo phóng viên, biên tập viên, là một trong những sức mạnh to lớn tạo nên thành công của Thông tấn xã Việt Nam. Với 63 phân xã tại tất cả các tỉnh thành trong nước và 27 phân xã nước ngoài ở cả 5 châu lục, cùng nguồn thông tin trao đổi trực tuyến liên tục 24/24 giờ với 42 hãng thông tấn và tổ chức báo chí quốc tế là một ưu thế mà không một cơ quan báo chí nào của Việt Nam sánh được, Thông tấn xã Việt Nam có một nền tảng thông tin lớn mạnh sánh ngang cùng các nước trên thế giới.
Các phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam luôn theo sát mọi sự kiện trong nước và quốc tế, cung cấp hàng ngàn tin bài, lưu giữ hàng ngàn hình ảnh mỗi ngày về các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường, v,v… Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan phát ngôn chính thức của Chinh phủ Việt Nam về các vấn đề trong nước và quốc tế…
Website của Thông tấn xã Việt Nam tại địa chỉ http://news.vnanet.vn là một trong những trang thông tin chính thức và là trang duy nhất ở trong nước cung cấp những thông tin mới nhất, tin cậy bằng bốn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha) về tình hình Việt Nam và thế giới, là cầu nối để độc giả khắp nơi trên thế giới hiểu về Việt Nam và con người Việt Nam. Đây cũng là cổng truy cập cho các khách hàng đăng ký để mua các sản phẩm đa dạng của Thông tấn xã Việt Nam (tin, ảnh, báo, tạp chí, sản phẩm nghe nhìn…).”

Độc tài trong đời sống thông tin

TGDTTXVN-400.jpg
Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi. Courtesy TTVH.
Thông tấn xã Việt Nam cũng “nổ” lớn cho nó đã miệngvậy thôi chớ không phải vậy đâu. Căn cứ vào Biz Information– bizinformation.org – ghi nhận hồi tháng 9 năm 2009, phóng viên Trân Văn (RFA)cho biết: “số người truy cập trang web của Thông tấn xã Việt Nam thua xa những website chỉ của vài cá nhân, hoặc một vài nhóm nhỏ, và hoàn toàn độc lập như Việt Studies (viet-studies.info) hay Bauxite Việt Nam (bauxitevietnam.info).”
Hiện tượng “kinh khủng” và “ngoài sức tưởng tượng này” được nhà văn Phạm Viết Đào gải thích bằng đôi câu giản dị:
“Ở đâu tồn tại thể chế độc tài, độc đoán trong đời sống thông tin, ở đó giới blogger chính trị – kinh tế – xã hội sẽ nảy sinh và phát triển; blogger trở thành một kênh thông tin bù đắp những mảng thông tin mà bạn đọc thật sự quan tâm, cần nhưng đang bị hụt hẫng do báo chí chính thống lẩn trốn, né tránh…”
Một trong những đối thủ đáng ngại nhất của Thông tấn xã Việt Nam (hiện nay) là TTX Ba Sàm– theo như lời “tố giác” của báo Pháp Luật, số ra ngày 10 tháng 5 năm 2014:
“Khoảng năm 2009, trên mạng Internet lần đầu tiên xuất hiện một trang blog có tên ‘anhbasam’ mà ngay khi vừa xuất hiện, trang blog này đã thu hút sự chú ý của nhiều người thường xuyên truy cập Internet, thậm chí có ngày đã đạt lượng truy cập hàng trăm nghìn lượt…
Người đứng ra lập blog, viết bài và đăng tải trên trang mạng anhbasam chính là Nguyễn Hữu Vinh, 58 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội; trú tại Khu đô thị Ciputra, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Giúp việc đắc lực theo chỉ đạo của Vinh là Nguyễn Thị Minh Thúy (34 tuổi) trú tại Khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.”
Cũng theo số báo thượng dẫn:
“… ngày 5/5, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy về hành vì‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”
Bộ Công An, như vậy, đã cứu cho Thông tấn xã Việt Nam một bàn thua – thấy rõ. Cứ cho “công an vào cuộc” là bọn phản động phải “tắt đài” hết, đúng không?
Dzụ này, nói thiệt, tui (e) không đúnggì cho lắm.Ngó vậy chớ không phải vậy đâu.
1-400.jpg
Nguyễn Hữu Vinh, Giám Đốc Thông tấn xã Vỉa Hè. Courtesy danchunglambao.
Năm 2010, Bộ Công An cũng đã rầm rộ vào cuộc “phá sập 300 trang mạng và blog cá nhân xấu” nhưng đợt tổng công kích (dữ dội)này, rõ ràng, không mang lại một“chiến tích vẻ vang”nào ráo trọi!
Tui vẫn còn nhớ thái độ ung dung và xem thường (đối phương) ra mặt của trang Dân Luận:
“Đột nhập và phá hoại các trang web ‘lề trái’ có thể giúp các anh trì hoãn được vài ba ngày, nhưng chắc chắn không thể đảo ngược được tiến trình tiến bộ của cả một dân tộc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Chúng tôi giữ vững niềm tin rằng sự thật và chính nghĩa sẽ chiến thắng giả dối và bạo lực. Thời điểm mà các anh sẽ phải thừa nhận mình đã sai có lẽ cũng sắp tới rồi, hãy cùng chờ xem!”
Và chính sự hung hãn của lực lượng công an đã khiến cho tính liên đới của cư dân mạng được phát huy – theo như nhận định của Blog Dân Làm Báo:
“ Chúng ta là một phần của Talawas, X-cafe, Dân Luận, của Đàn Chim Việt, Thông Luận, Tiền Vệ… nơi mà cả một hệ thống với những con người máy, vô cảm, nhắm mắt theo lệnh cấp trên, ngày đêm rình rập để phá rối, phá hoại, tấn công và đánh sập.”
Không phải chỉ đơn giản một trang nhà bị tấn công. Chính mỗi người chúng ta, những bạn đọc, những người dân đang bị tấn công. Chính chúng ta đang bị bịt mồm, bịt mắt, bịt tai. Chính chúng ta đang bị cướp mất cơ hội tìm hiểu, trình bày, góp ý, phê bình, đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng sự quan tâm, trí tuệ và lòng nhiệt thành của chúng ta mà những trang nhà thông tin này đã tạo một diễn đàn chung cho tất cả.”
Công an càng thô bạo thì cường độ của cuộc chiến tranh nhân dân (Thông tấn xã Vỉa Hè và Thông tấn xã Việt Nam) càng tăng:
“Nguyễn Hữu Vinh bị bắt nhưng Ba Sàm thì không. Chúng tôi, Đinh Ngọc Thu, Trịnh Hữu Long và các cộng tác viên âm thầm của trang Ba Sàm, không có lý do gì để từ bỏ tinh thần Ba Sàm, từ bỏ mạch ngầm khai dân trí mà anh và nhiều người đã, đang và sẽ đi.
Chúng tôi cũng không có lý do gì để bỏ rơi các độc giả thân thiết của mình, những người tin yêu và quý trọng những gì chúng tôi đã làm trong thời gian qua. Và trên hết, chúng tôi không có bất cứ lý do gì để thỏa hiệp với những điều luật phi lý và một thể chế không có tính chính danh đã và đang kìm kẹp gần một trăm triệu người Việt Nam trong vòng nô lệ…
Đất nước ở trong tay chúng ta, đẹp đẽ và thiêng liêng. Chúng ta không thể bỏ mặc nó cho những kẻ mà ta khinh bỉ.”
Hạn từ “chúng ta” trong đoạn văn dẫn thượng không chỉ là hàng ngàn(hay hàng chục ngàn) “các cộng tác viên âm thầm” cùng “những độc giả thân thiết” của Thông tấn xã Vỉa Hè mà có thể là toàn thể cư dân mạng, trong số nàyblogger Nguyễn Hữu Vinh là một trong những người tiên phong – theo nhận xét của nhà báo Huy Đức: “Nếu VN đang bắt đầu một cuộc cách mạng thông tin, báo chí, thì ABS là một trong những nhà cách mạng hàng đầu.”
Không phải là “nếu” mà thực sự đã có một cuộc cách mạng thông tin bùng nổ ở đất nước này. Chung cuộc cũng đã được nhìn thấy trước, và thấy rõ là (thua!) dù có tạo thêm một chục cái Thông tấn xã Việt Nam nữa.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét