Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Ba cách Hillary Clinton có thể ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ – Trung nếu đắc cử

Phiatruoc

Lê Duy Nam chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Dingding Chen, Tạp chí Diplomat
Giờ đây khi Hillary Clinton đã thông báo quyết định tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016, một câu hỏi thú vị được đặt ra là liệu rằng bà có lựa chọn cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Trung Quốc hay không.
Ảnh: Greek Reporter
Ảnh: Greek Reporter


Nhiều chuyên gia và cư dân mạng có vẻ như khá là lo lắng về khả năng này. Tờ The Global Times đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến đối với cư dân mạng Trung Quốc về quan điểm của họ về Hillary Clinton, và kết quả 95% câu trả lời mang tính tiêu cực. Điều này có thể giải thích rằng tờ Global Times và độc giả của họ có vẻ như thiên về phía chủ nghĩa quốc gia và yêu nước, cho nên chúng ta không thể lấy kết quả này làm phản ảnh cho thực tế được. Tuy nhiên, nhiều nguồn khác tại Trung Quốc cũng chia sẻ cùng thái độ tiêu cực đối với bà Clinton.
Tại sao lại như vậy? Liệu đây có phải là một thái độ công bằng đối với bà Clinton? Bỏ qua độ chính xác của các cuộc thăm dò này, chúng tôi xin đưa ra ba lý do hỗ trợ thái độ tiêu cực đối với bà Hillary Clinton.
Thứ nhất, trong quá khứ bà Clinton có thái độ không hay đối với Trung Quốc. Khi vẫn còn là Đệ nhất Phu nhân, Hillary Clinton đã có những lời nặng nề đối với Trung Quốc khi bà tham dự hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ 4 tại Bắc Kinh vào năm 1995. Và rồi gần đây, Hillary đã chỉ trích Trung Quốc quyết liệt vì đã bắt giữ năm phụ nữ vì đấu tranh cho nữ quyền. Và rồi sau đó, các quan chức Trung Quốc không lấy làm trân trọng lắm vì sự can thiệp của bà với các quốc gia châu Á khác trong vấn đề Biển Đông. Nhiều người Trung Quốc thừa nhận về sự dịch chuyển mối quan tâm của Hoa Kỳ vào châu Á, và đây là một sản phẩm của Hillary. Cho nên phần nhiều các chuyên gia Trung Quốc đã kết luận rằng, có lẽ Hillary Clinton là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể làm mọi thứ nhằm duy trì sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên thế giới, một mục tiêu càng ngày càng bất lợi đối với tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc.
Thứ hai, nếu đắc cử, Đảng Dân chủ của Clinton vốn có truyền thống cứng rắn đối với những vấn đề về nhân quyền và bảo hộ thương mại. Chủ tịch Mao một lần nói đùa rằng ông thà đối đầu với Đảng Cộng hòa còn hơn. Tuy nhiên, đây có thể là một ý niệm sai lầm bởi vì Đảng Cộng hoà cũng được biết đến với xu hướng thể hiện sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ, một điều Trung Quốc rõ ràng là e ngại. Cho nên, chúng ta vẫn phải chời đợi xem liệu một tổng thống nữa tới từ Đảng Dân chủ có cứng rắn hơn đối với Trung Quốc hay không.
Thứ ba, có lẽ là quan trọng nhất, đang có một sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ đòi hỏi nhiều quyền lực và sự tôn trọng nhiều hơn từ Hoa Kỳ, và tất nhiên Hoa Kỳ sẽ từ chối từ bỏ quyền lực lâu nhất của mình trên hệ thống toàn cầu. Những căng thẳng cấu trúc như vậy sẽ không biến mất nếu cả hai phía không thể tìm thấy một phương pháp hiệu quả nhằm thu hẹp sự khác biệt của họ, quản lý những mâu thuẫn cẩn thận và cuối cùng chia sẻ quyền lực tại châu Á. Ở phương diện này, dù ai đắc cử tổng thống Hoa Kỳ cũng chẳng khác nhau mấy. Việc một tổng thống Hoa Kỳ trong tương lai có lựa chọn một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng và chủ đích của Hoa Kỳ. Một cá nhân, cho dù rất quyền lực như tổng thống Hoa Kỳ, cũng không có đủ sức mạnh, tầm ảnh hưởng lên hệ thống phân mảnh và dân chủ của Hoa Kỳ để có thể mang tới một thay đổi cụ thể. Nhiều người ở Trung Quốc có vẻ bỏ qua tầm ảnh hưởng của Quốc hội Hoa Kỳ lên chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng trong thực tế, Đảng Cộng hoà sẽ luôn chiếm ưu thế tại Quốc hội trong tương lai gần, do đó mang tới nhiều giới hạn hơn đối với một tổng thống thuộc Đảng Dân chủ.
Cuối cùng, thái độ mà Hillary Clinton, nếu như bà được chọn, sẽ chọn đối đầu với Trung Quốc là kết quả của tất cả ba nhân tố được đề cập ở trên. Tuy nhiên, tin xấu là tất cả ba nhân tố trên có vẻ như sẽ dẫn tới một mối quan hệ sóng gió hơn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tất nhiên đây không phải là điều không thể tránh khỏi. Nếu cả hai phía cùng cố gắng thiết lập “một kiểu quan hệ sức mạnh lớn”, thì mọi thứ sẽ trở nên trầm lắng và sự hợp tác sẽ chiếm ưu thế. Lịch sử đã chứng minh rằng những nhà lãnh đạo khôn ngoan có thể thay đổi nhanh chóng với những thực tại mới, đã được chứng minh qua cựu Tổng thống Bill Clinton cho dù ông đã có nhiều lời nặng nề đối với Bắc Kinh trong chiến dịch tranh cử của ông. Bà Hillary Clinton, hiển nhiên là một chính trị gia khôn ngoan. Do đó, bà có thể đóng góp một cách tích cực đối với mối quan hệ song phương khoẻ mạnh và chín chắn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
© 2007 – 2015 Bản tiếng việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét