Nhà báo Lê Phú Khải khẳng định: “Ở VN làm gì có tự do báo chí, báo chí hoàn toàn là của quốc doanh do nhà nước sở hữu, cái gì vừa lòng nhà nước thì họ đăng còn cái gì không vừa lòng nhà nước thì thôi thì không thể gọi là tự do báo chí được. Khi nào có báo chí tư nhân thì mới có báo chí tự do. Tôi làm báo chí quốc doanh tôi hiểu mà, sở dĩ bây giờ tôi quay sang viết blog là vì thế. Nói đúng ra là báo chí phải nói những sự thật xảy ra để cho nhà nước trên cơ sở sự thật đó để điều chỉnh, nhưng bây giờ nhà nước không thích như thế, họ chỉ thích những gì vừa tai nhà nước thôi. Người ta dùng báo chí để hướng dư luận thì làm sao nói là có tự do báo chí được?”
Anh Vũ, thông tín viên RFA
Mới đây, ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam nói rằng “VN tự do báo chí hơn nhiều nước khác”, điều này đã khiến cho dư luận hoài nghi.
Vậy sự thật VN có tự do báo chí hay không và các nhà báo nói gì về vấn đề này?
Truyền thông nhà nước
Ở VN toàn bộ hệ thống truyền thông đều do nhà nước độc quyền quản lý, với mục đích nhằm định hướng tư tưởng của người dân và toàn xã hội.
Trong nhiều năm gần đây, VN liên tiếp bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế liệt kê vào danh sách các nước đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Đánh giá về hoạt động của báo chí ở VN hiện nay, nhà báo tự do JB. Nguyễn Hữu Vinh, từ Hà nội nhận định:
“Chỉ có những công cụ để phục vụ cho Đảng CSVN mà thôi, còn ở VN những việc ông nọ ông kia phát biểu rằng VN có tự do báo chí là chuyện chúng tôi nghe thường xuyên và đó chỉ là những điều lừa bịp. Phải nói thẳng trong thực tế thì không có chuyện có tự do báo chí, hầu hết tiếng nói của người dân không biết phản ánh vào đâu nếu như nó không phục vụ cho sự cai trị cầm quyền của những người CS thì báo chí không bao giờ lên tiếng. Ở VN báo chí phải thuộc các tổ chức, cơ quan của nhà nước quản lý và xuất bản mà thôi, điều đó được xác định bằng phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi cho rằng không để cho báo chí tư nhân xuất hiện.”
Tuy vậy, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ cuối tháng 4 vừa qua, ông Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Việt Nam hiện có 838 cơ quan báo chí, gồm các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Thế giới nói rằng chúng ta không tự do báo chí, nhưng chắc chắn chúng ta là một trong những nước rất tự do báo chí. Bởi vì chúng ta có tất cả các loại hình báo chí, dành cho tất cả các lứa tuổi, từ Trung ương tới địa phương, các bộ, ngành. Các nước khác chưa chắc có nhiều đài truyền hình như Việt Nam chúng ta.”
Có nhiều báo chí không có nghĩa là anh có tự do báo chí. Vấn đề là báo chí có dám nói sự thật không thì mới gọi là tự do báo chí, chứ không phải anh cứ bỏ nhiều tiền ra để nhiều tòa báo, nhiều đài truyền hình thì chỉ tốn tiền thuế của dân chứ được cái gìBình luận về phát biểu của ông Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng BộTT & TT, nhà báo Lê Phú Khải, một nhà báo kỳ cựu từng phục vụ trong guồng máy thông tin tuyên truyền của nhà nước VN, từ Hà Nội nói với chúng tôi:
nhà báo Lê Phú Khải
“Đấy là một câu nói hết sức ngớ ngẩn, vì anh có nhiều báo chí không có nghĩa là anh có tự do báo chí. Vấn đề là báo chí có dám nói sự thật không thì mới gọi là tự do báo chí, chứ không phải anh cứ bỏ nhiều tiền ra để nhiều tòa báo, nhiều đài truyền hình thì chỉ tốn tiền thuế của dân chứ được cái gì? Bây giờ cái báo chí ấy chỉ nói đường lối, chỉ nói những cái có lợi cho nhà nước mà không cho nhân dân phát biểu ngược lại sao gọi là tự do báo chí được? Bây giờ VN có cả một cái rừng báo, nhưng là báo quốc doanh và chỉ có 1 ông tổng biên tập thôi, ông ấy cho nói gì thì nói. Không những thế, hàng tuần giao ban chỉ thị được nói thế này, được nói thế kia.”
Nói về vai trò của báo chí trong một xã hội dân chủ, khi báo chí được coi là cơ quan quyền lực thứ 4, ông Lê Phú Khải khẳng định:
“Báo chí ở các nước tự do là một kênh thông tin để dự báo những cái gì là hiểm họa cho đất nước để nhà nước điều chỉnh. Lý luận của báo chí thế giới cho rằng nhà báo là người đứng trên cây cầu của con thuyền chính phủ, tức là báo chí có chức năng dự báo thời tiết cho chính phủ. Chứ còn chức năng của báo chí VN là chỉ minh họa chứ không có chức năng dự báo, đó là cái khác khi so với báo chí tự do. Hay nói một cách khác đó là chức năng của một anh bồi bút. ”
Một tổng biên tập cho toàn bộ báo chí
Đánh giá về những hạn chế trong việc quản lý báo chí ở VN, bằng một thái độ thẳng thắn, nhà báo Phạm Đoan Trang, từng là biên tập viên của Vietnamnet cho biết:
“Có đến gần một ngàn tờ báo mà chỉ có một tổng biên tập, đó là một sự lố bịch và dối trá ngang nhiên tồn tại công khai trong rất nhiều năm rồi. Điều đó thể hiện một cái tư duy hết sức kém về chính sách công, về quản trị đất nước, hay nói chung là về chính trị và luật pháp. Cái việc quản lý báo chí nên là việc của xã hội dân sự chứ không phải là việc của nhà nước. Ở Việt Nam thừa luật về quản lý và siết chặt tự do nhưng thiếu luật tốt để xã hội vận hành được. Những luật họ dùng hoàn toàn nhằm bảo vệ lợi ích của đảng và của công an thôi.”
Theo VNN online, ĐBQH Dương Trung Quốc cũng đã đặt vấn đề: “Nhìn lại bức tranh toàn cảnh báo chí của ta, có nhiều vấn đề cần định hướng lại và sửa đổi. Luật Báo chí và nhiều văn bản quy phạm pháp luật của ta đang là bước lùi so với thế giới, nhiều vấn nạn như xin phép, quy hoạch đang là sự bất lực về quản lý. Lối tư duy phải quản cho chặt thực tế là thảm họa cho báo chí.”.
Có đến gần một ngàn tờ báo mà chỉ có một tổng biên tập, đó là một sự lố bịch và dối trá ngang nhiên tồn tại công khai trong rất nhiều năm rồi. Điều đó thể hiện một cái tư duy hết sức kém về chính sách công, về quản trị đất nước, hay nói chung là về chính trị và luật phápTrả lời câu hỏi, trên thực tế ở VN hiện nay có tự do báo chí hay không?
nhà báo Phạm Đoan Trang
Nhà báo Lê Phú Khải khẳng định:
“Ở VN làm gì có tự do báo chí, báo chí hoàn toàn là của quốc doanh do nhà nước sở hữu, cái gì vừa lòng nhà nước thì họ đăng còn cái gì không vừa lòng nhà nước thì thôi thì không thể gọi là tự do báo chí được. Khi nào có báo chí tư nhân thì mới có báo chí tự do. Tôi làm báo chí quốc doanh tôi hiểu mà, sở dĩ bây giờ tôi quay sang viết blog là vì thế. Nói đúng ra là báo chí phải nói những sự thật xảy ra để cho nhà nước trên cơ sở sự thật đó để điều chỉnh, nhưng bây giờ nhà nước không thích như thế, họ chỉ thích những gì vừa tai nhà nước thôi. Người ta dùng báo chí để hướng dư luận thì làm sao nói là có tự do báo chí được?”
Báo chí chỉ là công cụ phục vụ cho đảng CSVN trong việc cai trị, JB. Nguyễn Hữu Vinh cho biết:
“Không thể nói có tự do báo chí ở VN, cho dù ở VN quyền tự do báo chí đã được ghi trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật đặc biệt là trong các phát ngôn của những nhà lãnh đạo. Điều đó rất phong phú và dồi dào. Thế như trong thực tế thì báo chí ở VN chỉ là một công cụ phục vụ cho sự cầm quyền độc tài của Đảng CSVN. Ở VN có hơn 800 đầu báo, các loại truyền hình từ trung ương đến địa phương, rồi đến tất cả các làng xã đều có hệ thống loa phường với các loại hình khác nhau. Nhưng tất cả những cái đó đều là công cụ của Đảng CS cầm quyền với mục đích để tuyên truyền cho sự cai trị của họ mà thôi.”
Nói về các điều kiện cần thiết để có một nền báo chí tự do, nhà báo Lê Phú Khải nhận định:
“Theo tôi muốn có một nền báo chí tự do thì phải có một thể chế chính trị dân chủ. Không có thể chế dân chủ thì làm sao có được tự do báo chí, không có thể chế dân chủ thì làm sao có được báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình tư nhân được? Chứ như bây giờ báo chí, truyền thanh, truyền hình thì toàn bộ là của nhà nước.”
Cần phải nhắc lại, mới đây Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố phúc trình thường niên đã tiếp tục liệt kê VN trong danh sách 10 nước kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất trên thế giới. Theo đó, CPJ nói VN là một trong những nhà tù lớn nhất cho giới ký giả, với ít nhất 16 phóng viên đang bị cầm tù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét