Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris
Your browser does not support the audio element.
Trong loạt bài Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ký ức 40 năm, thông tín viên Ỷ Lan phỏng vấn Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ từ Thanh Minh Thiền Viện Sài Gòn.
Ỷ Lan: Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống, Đài Á châu Tự do mở mục Ký ức 40 Năm đánh dấu ngày chiến tranh chấm dứt 30 tháng Tư năm 75. Kính xin Đức Tăng Thống một lời tổng kết về tình hình Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng tại Việt Nam 40 năm qua?
ĐTT Thích Quảng Độ : Ba mươi tháng Tư 1975 Cộng sản đã cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam. Toàn dân Việt Nam bị nô lệ hoá về một chính sách phi nhân, tàn bạo, hận thù và bất bao dung tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi cũng bị tước đoạt pháp lý 2000 năm, các vị lãnh đạo Giáo hội bị đàn áp khốc liệt, 12 Tăng Ni chùa Dược Sư đã tự thiêu. Hoà thượng Thiện Minh bị đánh chết trong nhà tù.
Bản thân tôi và Đệ tứ Tăng Thống cũng bị lưu đày về quê quán. Lý tưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn tồn tại trong quần chúng Phật tử.
Do đó năm 1981 Cộng sản phải lập ra “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, một Giáo hội thừa sai của Đảng, công cụ của Nhà nước do sự chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi không những bị tước đoạt pháp lý, mà tất cả cơ sở của Giáo hội đều bị Nhà nước cướp đoạt, giao cho Giáo hội thừa sai này. Nhiều Phật tử đã tự thiêu phản đối để bảo vệ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, phản đối việc bán đứng lãnh thổ lãnh hải, tài nguyên của cha ông cho Trung Cộng, như Phật tử Hạnh Minh Hồ Tấn Anh, Nguyên Lạc Phạm Gia Bình, Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai, v.v…
Nhưng Nhà nước đã thất bại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi vẫn uy dũng tồn tại trước sự đàn áp khốc liệt này. Phật tử khắp nơi bị Công an mời “làm việc”, buộc cam kết từ bỏ Giáo hội, nếu không con cái sẽ không được đi học, vợ chồng không được làm ăn, gây khốn đốn cho nhiều gia đình Phật tử. Nhưng họ vẫn kiên cường bám sát đường lối của Giáo hội, duy trì pháp lý 2000 năm của Phật giáo Việt Nam.
Dưới sự đàn áp đó, bốn mươi năm qua Giáo hội và Phật tử đã chịu đựng, kiên trì đòi lại pháp lý cũng như đòi tự do, dân chủ và hạnh phúc cho 90 triệu dân Việt Nam. Cương quyết chống nội xâm và ngoại xâm để bảo vệ đạo pháp, dân tộc, đất nước của cha ông.
Ỷ Lan : Kính xin Đức Tăng Thống cho biết cảm xúc hay cảm giác về ngày 30.4.1975, khi bộ đội Bắc Việt tiến chiếm Saigon ? Có nguồn tin nói rằng chư Tăng Ni đại biểu GHPGVNTN đã xuống đường đón rước bộ đội Bắc Việt, hoặc tin chùa Ấn Quang tổ chức lễ Sinh nhật ông Hồ Chí Minh với hàng chục nghìn Phật tử tham dự, sự kiện này đúng không, bạch Đức Tăng Thống?
ĐTT Thích Quảng Độ : Thưa hoàn toàn là sai. Đó chỉ là luận điệu tuyên truyền của những kẻ phá hoại nhằm đánh lừa quần chúng trong và ngoài nước mà thôi.
Thứ nhất là vào tháng 5 năm 1975, sau khi Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, Viện Hoá Đạo đã họp tại chùa Ấn Quang để bàn việc tổ chức Đại lễ Phật Đản và thảo luận về đường hướng sinh hoạt của Giáo hội trong tình hình mới.
Bên ngoài chùa Ấn Quang lúc ấy đồng bào tụ tập rất đông. Lợi dụng cơ hội này những kẻ thủ đoạn đã sách động quần chúng biều tình, hoan hô Hồ Chí Minh, hoan hô Cách mạng thành công.
Nên nhớ bản thân Viện Hoá Đạo không có một thông tư, thông cáo nào kêu gọi xuống đường biẻu tình. Đồng thới tất cả thành viên lãnh đạo Viện Hoá Đạo không một ai tham dự cuộc biểu tình này cả. Như vậy làm gì có cái chuyện Viện Hoá Đạo tổ chức xuống đường biểu tình, hoan hô như họ đã tuyên truyền?
Thứ hai, là việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã tổ chức lễ sinh nhậtt của ông Hồ Chó Minh, cũng là một sự xuyên tạc trắng trợn, cũng là sự bịa đặt. Hoàn toan không có chuyện đó. Họ làm như thế là để giảm uy tín của Giáo hội.
Trước hết là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức Đại lễ Phật Đản hằng năm, chứ không có tổ chức bất cứ sinh nhật của một nhân vật nào, kể cả các vị Tăng Thống.
Thứ nữa, là khuôn viên chùa Ấn Quang không chứa nổi 500 người. Vậy thì làm sao có cả hàng chục nghìn người tham dự được ? Bây giờ chùa Ấn Quang vẫn còn đó, khuôn viên chùa vẫn thế thôi. Bởi vì nó không còn đất mở rộng nữa. Hoàn toàn là chuyện bịa đặt thôi.
Viện Hoá Đạo không hề làm cử chỉ gì, tán thán nào, hay là bày tỏ ý kiến của mình trong cái việc lễ này cả. Từ trước nay vẫn thế. Như vậy làm sao mà nói Giáo hội đứng ra tổ chức hay tham dự ? Hoàn toàn một sự đặt chuyện bịa đặt, xuyên tạc mà thôi, chụp mũ…
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bác bỏ tất cả các lập luận này.
Khi đó tôi là Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo, tôi xác nhận một lần nữa, là không bao giờ Giáo hội từ trước nay, không bao giờ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức bất cứ một lễ lớn hay nhỏ vào cái dịp kỷ niệm ngày sinh nhật ông Hồ Chí Minh cả. Có thể đây là lần cuối cùng tôi xin xác nhận như thế để cho dư luận trong và ngoài nước biết.
Ỷ Lan : Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống, bốn chục năm trước lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là như vậy. Nhưng bốn chục năm sau thì lập trường của Giáo hội như thế nào?
ĐTT Thích Quảng Độ : Phật tử cũng như dư luận trong và ngoài nước đều biết hết lập trường của Giáo hội từ trước đến giờ không bao giờ thay đổi. Trước sao thì nay vậy, nhất định không bao giờ thay đổi. Trừ khi mà đất nước có chuyển biến rất lớn, thay đổi. Trong hoàn cảnh đó Giáo hội cũng phải thay đổi.
Bây giờ đất nước chưa có cái gì chuyển biến lớn cả, thì Giáo hội vẫn cứ cái lập trường của mình. Giáo hội sống chung với dân tộc đây. Từ ngàn xưa chứ không phải bây giờ. Dân tộc thế nào thì Giáo hội vẫn chịu thế. Dân tộc sướng thì Giáo hội sướng, mà dân tộc khổ thì Giáo hội cũng chịu khổ với dân tộc.
Nói nôm na khi nào dân tộc Việt Nam hiện giờ mà có được nền dân chủ, tự do như các quốc gia tiến bộ trong thế giới, thì Giáo hội sẽ phải hoạt động theo đúng. Nhưng mà hiện giờ thì bao nhiêu chục năm nay, kể từ 75 đến giờ, dân tộc Việt Nam chưa có một nền dân chủ thực sự mà người ta mong muốn.
Toàn dân vẫn còn sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Như vậy Giáo hội không thê tách rời cuộc sống của nhân dân. Chừng nào mà dân tộc được dân chủ tự do thì Giáo hội sẽ… chưa có thì Giáo hội vẫn phải vận động làm thế nào cho có dân chủ tự do như các nước tự do tiến bộ trên thế giới. Chừng nào cái đó chưa đạt được, thì lập trường Giáo hội, từ sau 75 vẫn trước sau như một không thay đổi.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Trong loạt bài Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ký ức 40 năm, thông tín viên Ỷ Lan phỏng vấn Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ từ Thanh Minh Thiền Viện Sài Gòn.
Ỷ Lan: Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống, Đài Á châu Tự do mở mục Ký ức 40 Năm đánh dấu ngày chiến tranh chấm dứt 30 tháng Tư năm 75. Kính xin Đức Tăng Thống một lời tổng kết về tình hình Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng tại Việt Nam 40 năm qua?
ĐTT Thích Quảng Độ : Ba mươi tháng Tư 1975 Cộng sản đã cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam. Toàn dân Việt Nam bị nô lệ hoá về một chính sách phi nhân, tàn bạo, hận thù và bất bao dung tôn giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi cũng bị tước đoạt pháp lý 2000 năm, các vị lãnh đạo Giáo hội bị đàn áp khốc liệt, 12 Tăng Ni chùa Dược Sư đã tự thiêu. Hoà thượng Thiện Minh bị đánh chết trong nhà tù.
Bản thân tôi và Đệ tứ Tăng Thống cũng bị lưu đày về quê quán. Lý tưởng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn tồn tại trong quần chúng Phật tử.
Do đó năm 1981 Cộng sản phải lập ra “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, một Giáo hội thừa sai của Đảng, công cụ của Nhà nước do sự chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi không những bị tước đoạt pháp lý, mà tất cả cơ sở của Giáo hội đều bị Nhà nước cướp đoạt, giao cho Giáo hội thừa sai này. Nhiều Phật tử đã tự thiêu phản đối để bảo vệ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, phản đối việc bán đứng lãnh thổ lãnh hải, tài nguyên của cha ông cho Trung Cộng, như Phật tử Hạnh Minh Hồ Tấn Anh, Nguyên Lạc Phạm Gia Bình, Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai, v.v…
Nhưng Nhà nước đã thất bại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chúng tôi vẫn uy dũng tồn tại trước sự đàn áp khốc liệt này. Phật tử khắp nơi bị Công an mời “làm việc”, buộc cam kết từ bỏ Giáo hội, nếu không con cái sẽ không được đi học, vợ chồng không được làm ăn, gây khốn đốn cho nhiều gia đình Phật tử. Nhưng họ vẫn kiên cường bám sát đường lối của Giáo hội, duy trì pháp lý 2000 năm của Phật giáo Việt Nam.
Dưới sự đàn áp đó, bốn mươi năm qua Giáo hội và Phật tử đã chịu đựng, kiên trì đòi lại pháp lý cũng như đòi tự do, dân chủ và hạnh phúc cho 90 triệu dân Việt Nam. Cương quyết chống nội xâm và ngoại xâm để bảo vệ đạo pháp, dân tộc, đất nước của cha ông.
Ỷ Lan : Kính xin Đức Tăng Thống cho biết cảm xúc hay cảm giác về ngày 30.4.1975, khi bộ đội Bắc Việt tiến chiếm Saigon ? Có nguồn tin nói rằng chư Tăng Ni đại biểu GHPGVNTN đã xuống đường đón rước bộ đội Bắc Việt, hoặc tin chùa Ấn Quang tổ chức lễ Sinh nhật ông Hồ Chí Minh với hàng chục nghìn Phật tử tham dự, sự kiện này đúng không, bạch Đức Tăng Thống?
ĐTT Thích Quảng Độ : Thưa hoàn toàn là sai. Đó chỉ là luận điệu tuyên truyền của những kẻ phá hoại nhằm đánh lừa quần chúng trong và ngoài nước mà thôi.
Thứ nhất là vào tháng 5 năm 1975, sau khi Cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, Viện Hoá Đạo đã họp tại chùa Ấn Quang để bàn việc tổ chức Đại lễ Phật Đản và thảo luận về đường hướng sinh hoạt của Giáo hội trong tình hình mới.
Bên ngoài chùa Ấn Quang lúc ấy đồng bào tụ tập rất đông. Lợi dụng cơ hội này những kẻ thủ đoạn đã sách động quần chúng biều tình, hoan hô Hồ Chí Minh, hoan hô Cách mạng thành công.
Nên nhớ bản thân Viện Hoá Đạo không có một thông tư, thông cáo nào kêu gọi xuống đường biẻu tình. Đồng thới tất cả thành viên lãnh đạo Viện Hoá Đạo không một ai tham dự cuộc biểu tình này cả. Như vậy làm gì có cái chuyện Viện Hoá Đạo tổ chức xuống đường biểu tình, hoan hô như họ đã tuyên truyền?
Thứ hai, là việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã tổ chức lễ sinh nhậtt của ông Hồ Chó Minh, cũng là một sự xuyên tạc trắng trợn, cũng là sự bịa đặt. Hoàn toan không có chuyện đó. Họ làm như thế là để giảm uy tín của Giáo hội.
Trước hết là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức Đại lễ Phật Đản hằng năm, chứ không có tổ chức bất cứ sinh nhật của một nhân vật nào, kể cả các vị Tăng Thống.
Thứ nữa, là khuôn viên chùa Ấn Quang không chứa nổi 500 người. Vậy thì làm sao có cả hàng chục nghìn người tham dự được ? Bây giờ chùa Ấn Quang vẫn còn đó, khuôn viên chùa vẫn thế thôi. Bởi vì nó không còn đất mở rộng nữa. Hoàn toàn là chuyện bịa đặt thôi.
Viện Hoá Đạo không hề làm cử chỉ gì, tán thán nào, hay là bày tỏ ý kiến của mình trong cái việc lễ này cả. Từ trước nay vẫn thế. Như vậy làm sao mà nói Giáo hội đứng ra tổ chức hay tham dự ? Hoàn toàn một sự đặt chuyện bịa đặt, xuyên tạc mà thôi, chụp mũ…
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bác bỏ tất cả các lập luận này.
Khi đó tôi là Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo, tôi xác nhận một lần nữa, là không bao giờ Giáo hội từ trước nay, không bao giờ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tổ chức bất cứ một lễ lớn hay nhỏ vào cái dịp kỷ niệm ngày sinh nhật ông Hồ Chí Minh cả. Có thể đây là lần cuối cùng tôi xin xác nhận như thế để cho dư luận trong và ngoài nước biết.
Ỷ Lan : Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống, bốn chục năm trước lập trường của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là như vậy. Nhưng bốn chục năm sau thì lập trường của Giáo hội như thế nào?
ĐTT Thích Quảng Độ : Phật tử cũng như dư luận trong và ngoài nước đều biết hết lập trường của Giáo hội từ trước đến giờ không bao giờ thay đổi. Trước sao thì nay vậy, nhất định không bao giờ thay đổi. Trừ khi mà đất nước có chuyển biến rất lớn, thay đổi. Trong hoàn cảnh đó Giáo hội cũng phải thay đổi.
Bây giờ đất nước chưa có cái gì chuyển biến lớn cả, thì Giáo hội vẫn cứ cái lập trường của mình. Giáo hội sống chung với dân tộc đây. Từ ngàn xưa chứ không phải bây giờ. Dân tộc thế nào thì Giáo hội vẫn chịu thế. Dân tộc sướng thì Giáo hội sướng, mà dân tộc khổ thì Giáo hội cũng chịu khổ với dân tộc.
Nói nôm na khi nào dân tộc Việt Nam hiện giờ mà có được nền dân chủ, tự do như các quốc gia tiến bộ trong thế giới, thì Giáo hội sẽ phải hoạt động theo đúng. Nhưng mà hiện giờ thì bao nhiêu chục năm nay, kể từ 75 đến giờ, dân tộc Việt Nam chưa có một nền dân chủ thực sự mà người ta mong muốn.
Toàn dân vẫn còn sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Như vậy Giáo hội không thê tách rời cuộc sống của nhân dân. Chừng nào mà dân tộc được dân chủ tự do thì Giáo hội sẽ… chưa có thì Giáo hội vẫn phải vận động làm thế nào cho có dân chủ tự do như các nước tự do tiến bộ trên thế giới. Chừng nào cái đó chưa đạt được, thì lập trường Giáo hội, từ sau 75 vẫn trước sau như một không thay đổi.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét