Dantri
Tôi và ông dân trí đều thấp, nên không lý giải nổi hai chuyện chéo ngoe này, chỉ thấy lạ mà chẳng biết hỏi ai. Hu hu…
Minh họa: Ngọc Diệp
Bạn tôi bảo:– Tây Nguyên vừa có chuyện rất lạ là để cho cát tặc khai thác cát trái phép tràn lan, gây biến đổi dòng chảy, làm cạn kiệt nhiều đoạn sông, con suối, làm sạt lở hàng ngàn ha đất nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của người dân. Ở Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng, đa số tàu hút cát trên các sông ở lâu nay đều không đăng ký, đăng
kiểm, tự do khai thác, vận chuyển cát bất hợp pháp tàn phá các con sông. . Sông Krông Nô đoạn chảy qua huyện Krông Ana, được đánh giá là mỏ cát lớn của Tây Nguyên, có hơn 100 tàu khai thác ngày đêm xuôi ngược hút xả, khiến con sông này bây giờ sâu hàng chục mét, có đoạn rộng gần cây số. Nếu như dưới sông, các tàu hút cát tự do nghênh ngang hoạt động, thì trên bờ, xe chở cát quá tải ngày đêm xuôi ngược hoành hành ngày đêm phá nát nhiều công trình giao thông. Cây cầu bắc qua sông Krông Buk, nối xã Vụ Bổn với xã Ea Phê năm lần bảy lượt bị sập; đoạn đường nối ra xã Ea Kly cũng nát tan vì xe chở cát.
Tôi phẩy tay, cắt lời:
– Hê hê… có gì là lạ, chuyện khai thác cát trái phép ở đây xẩy ra triền miên nhiều năm rồi, ai chả biết, mà chính quyền sở tại có đưa được tên cát tặc nào ra pháp luật để truy tố đâu!
Bạn tôi lườm:
– Chưa nghe hết câu chuyện đã vội chặn họng người ta. Ông nói đúng, chuyện đó diễn ra thường ngày, mọi người nhìn quen rồi, các cơ quan quản lý ở đây cũng nhìn quen rồi, đâu có gì là lạ. Nhưng có cái lạ ở đây là trong khi dưới sông. tàu hút cát ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép vậy, dân bức xúc phản ánh, cơ quan chức năng lại nói là “khó phát hiện” và làm lơ cho cát tặc hoành hành, thì ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, trong lúc một người dân là ông Nguyễn Chí Thanh đang múc hồ lấy nước tưới cà phê, phát hiện 1 khối đá dài 4m, cao 1,3m, ước tính nặng gần 30 tấn nằm dưới hồ. Lúc này, ông Trương Quốc – chủ máy múc được ông Thanh thuê múc hồ – đã đề nghị ông Thanh bán lại cho mình khối đá trên với giá 70 triệu đồng. Ông Thanh đồng ý bán. Sau đó ông Hảo thuê người và máy móc đưa khối đá lên mặt đất. liền bị tích thu. Về sự việc này, Trung tá Trưởng phòng tham mưu của Công an tỉnh Đắk Nông bảo rằng, công an tỉnh đã làm rõ được hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép đối với ông Nguyễn Chí Thanh và Trương Quốc Hảo, cả 2 đã vi phạm điểm d, khoản 3, điều 37, nghị định 142 ngày 24/10/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, trong đó mức xử phạt một tỷ đồng người vô tình đào thấy hòn đá đem và người mua hòn đá đó. Vậy ông thấy có lạ không?
Tôi ngây mặt:
– Đúng là lạ thật. Bọn cát tặc khai thác cát không có giấy phép trên địa bàn nhà nước quản lý, khai thác nhiều năm, khai thác rầm rộ, khai thác giữa thanh thiên bạch nhật, các ông chính quyền sở tại nhìn thấy hết và biết cả, lại bảo là “khó phát hiện”, chẳng túm phạt tên cát tặc nào, còn người dân đào cái hồ ở trong phạm vi đất nhà mình để lấy nước tưới cà phê, chỉ tình cờ phát hiện ra hòn đá, đâu phải là khai thác khoáng sản trái phép như bọn cát tặc nói trên, thì lại bị các ông ấy túm luôn, quy cho tội tầy đình là khai thác khoáng sản không có giấy phép, “đập phát chết tươi”, có lẽ phen này phải bán cả nhà đất đi mới có đủ tiền tỷ để nộp phạt rồi kéo cả gia đình đi ăn mày thôi. Tôi và ông dân trí đều thấp, nên không lý giải nổi hai chuyện chéo ngoe này, chỉ thấy lạ mà chẳng biết hỏi ai. Hu hu…
Nguyễn Đoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét