Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Giải phóng

JonathanLondon

Ở đầu tuần này tôi đã tham dự một cuộc hội thảo mang tên “40 năm thống nhất đất nước và sự nghiệp cải cách, phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.” Đó là một trải nghiệm thú vị. Một cuộc hội thoại 39 năm và 363 ngày sau ngày 30 tháng 4, 1975.


Hội nghị có hai phần chính, gồm buổi sáng vào buổi chiều; phần đầu tiên có đề cập “chiến thắng vĩ đại nhất của thế kỷ 20 của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”, phần thứ hai đề cập những thành tựu của đất nước trong 30 năm cải cách (đúng, 30 năm đổi mới!). Điều gì ở phía trước cho nước 94 triệu dân này vẫn chưa rõ ràng. Điều rõ ràng là cả nước đã đi một chặng đường rất dài trong 40 năm qua, mặc dù có lẽ không đủ dài để tự tin nói rằng họ đã hoàn toàn đối diện với quá khứ của mình.
IMG_6030 IMG_6037 IMG_6039 IMG_6046Những câu trên có thể được coi là gây tranh cãi và thậm bị một số bạn bè trong chính quyền phản đối. Tôi nói ra bởi vì trong khi Việt Nam đã thực sự đi trên đường khá dài, sự tổn thương của nhiều cuộc chiến tranh và các di sản về xã hội và chính trị vẫn chưa được giải quyết một cách phù hợp với khái niệm thừa nhận mờ ‘hòa giải dân tộc.’ Mặt khác, hàng triệu quả bom và hàng triệu tử vong do chiến tranh kéo dài qua nhiều thập kỷ, tiếp sau 20 năm cô lập sẽ làm điều đó. Là người Mỹ tôi không bao giờ coi nhẹ những sự kiện vô cùng thảm thương đó.
Lắng nghe các báo cáo ngày hôm qua tôi có thể khảng định rằng, tinh thần và nội dung của các cuộc thảo luận có nhiều nội tâm hơn 10 năm trước đây. Thế nhưng xu hướng để nắm lấy một tường thuật “đúng đắn” và duy nhất vẫn còn rõ ràng. Sự khác biệt được thể hiện ‘ở bền lề.’
Vào cuối cuộc họp có một đồng chí  từ Viện Nghiên cứu Công an gì đó đã phát biểu một bài ngắn gọn và rõ ràng, đầy những từ như ‘an ninh chính trị,’ ‘an ninh nội bộ Đảng,’ ‘an ninh tư tưởng” v.v. Đó có phải là giải phóng?
Trong vài năm qua, tôi đã có quan điểm rằng Việt Nam đang trên đường hướng tới một xã hội chính trị cởi mở hơn. Nhưng những ý về ‘an ninh tư tưởng’ vẫn còn quá mạnh. Làm sao mà có dân chủ mà cứ nói đến “an ninh tư tưởng” nhiều như thế?
Hy vọng cá nhân của tôi là trong mười năm từ nay cho tới kỷ niệm 50 năm ngày 30 Tháng Tư, và hy vọng sớm hơn nhiều, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ nhận ra những lợi ích của một nền văn hóa chính trị công khai hơn, minh bạch, và đa nguyên hơn. Một Việt Nam mà trong đó các cụm từ như “an ninh nội bộ đảng” sẽ không được phép dập tắt, chà đạp, và đè bẹp các cuộc tranh luận phù hợp và cởi mở.
Một lý do để lạc quan một cách hoài nghi là sự mong muốn mãnh liệt ngày nay ở Việt nam về một Việt nam “công bằng, dân chủ và văn minh.” Tôi không nghĩ rằng đó chỉ là lời nói. Nhưng tôi cũng cho rằng để đưa đất nước trên con đường đến một trật tự xã hội dân chủ và thịnh vượng Việt Nam cần một tình thần chính trị mới. Các trở ngại lớn nhất cho sự phát triển ở Việt Nam thực sự vẫn là thể chế.
Xã hội dân chủ là một con đường hứa hẹn nhất cho Việt nam và tiệm cận nhất với nguyện vọng và ý chí của nhân dân Việt nam. Liệu xã hội dân chủ có thể được hình thành ở một quốc gia đang phát triển? Những người bảo thủ sẽ nói không cho đến khi nào có người trả lời không với họ. Những gì mà Việt nam sẽ đạt được trong những thập kỷ tới sẽ phần lớn là kết quả của các quyết định chính trị của chính người Việt nam trong và ngoài Đảng. Nếu các quyết định được đưa ra càng mang tính dân chủ, minh bạch và công khai tôi sẽ càng lạc quan về tương lai chính trị, xã hội và kinh tế của Việt nam.
JL – Hà Nội và Sài Gòn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét